| Hotline: 0983.970.780

Đổi nông, lâm sản lấy vàng và đô la

Thứ Bảy 12/02/2022 , 11:01 (GMT+7)

Tỉnh Bắc Kạn xác định OCOP và chế biến sâu lâm sản để khai thác lợi thế, là đòn bẩy đưa các sản phẩm giá trị cao ra thị trường trong nước và xuất khẩu.

Bà Đỗ Thị Minh Hoa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Toán Nguyễn.

Bà Đỗ Thị Minh Hoa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Toán Nguyễn.

Sản phẩm OCOP vươn ra thế giới

Thời gian qua, những sản phẩm nông sản thành hàng hóa của tỉnh Bắc Kạn đã tham gia một số thị trường rộng khắp trong nước và ngoài nước.

Đối với tỉnh Bắc Kạn trong những năm vừa qua, giải pháp quan trọng nhất và có tính quyết định đó là Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm. Khởi nguồn từ chương trình đó, tỉnh Bắc Kạn đã phát triển các sản phẩm nông nghiệp, trong đó có các sản phẩm nông nghiệp trở thành hàng hóa thông qua sơ chế, chế biến sâu, ngày càng được nâng cao chất lượng, đảm bảo các tiêu chuẩn cả về mẫu mã và bao bì sản phẩm.

Trong 3 năm vừa ra, tỉnh Bắc Kạn làm rất mạnh công tác xúc tiến thương mại, tổ chức liên tục các chương trình ở cả trong và ngoài tỉnh, trong đó có ở Hà Nội. Năm 2021, trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp thì tỉnh Bắc Kạn chuyển sang một giải pháp mới, đó là xúc tiến thương mại trên các kênh, sàn giao dịch điện tử. Với những giải pháp như vậy, các sản phẩm nông sản của tỉnh Bắc Kạn đã được tiêu thụ tốt, được đánh giá cao về chất lượng.

Hết năm 2021, tỉnh Bắc Kạn đã có 170 sản phẩm OCOP, đã đạt các tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên, có sản phẩm được công nhận 5 sao, tham gia vào thị trường các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước. Có những sản phẩm tham gia xuất khẩu ở những thị trường yêu cầu tiêu chuẩn khá cao, như là thị trường châu Âu với sản phẩm miến dong của Hợp tác xã miến dong Tài Hoan (xuất khẩu sang Cộng hòa Séc); các sản phẩm chế biến nông sản của Công ty MISAKI Việt Nam là sản phẩm mơ, gừng, kiệu hay các sản phẩm chế biến từ rau cải, củ cải,… đã xuất khẩu liên tục được nhiều năm nay sang Nhật Bản.

Có thể nói rằng, đây chưa phải là cái kết quả quá lớn, quá tốt, nhưng là bước đầu để hy vọng là sản phẩm nông sản của tỉnh Bắc Kạn phát triển. Tỉnh tập trung theo hướng khai thác về mặt giá trị, về tính đặc hữu, với mục tiêu là nâng cao giá trị và nâng cao thu nhập cho người nông dân. Làm được như vậy thì khả năng thành công sẽ cao, ổn định đời sống cho người dân.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hàng hóa

Để phát triển các sản phẩm hàng hóa trong nông nghiệp, tỉnh Bắc Kạn đã đi rất bài bản, đó là Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định nông nghiệp là 1 trong 4 nhiệm vụ trọng tâm.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Nghị quyết số 09 về phát triển hợp tác xã, kinh tế tập thể hợp tác xã, có tác động rất lớn đến về thay đổi tổ chức sản xuất trong sản xuất nông nghiệp; Nghị quyết số 10 về phát triển nông nghiệp hàng hóa, với quy mô tập trung của tỉnh Bắc Kạn.

Với chỉ đạo từ chủ trương, định hướng rất rõ ràng như vậy, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Đề án các kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp, với mục tiêu xác định 3 trục sản phẩm, ngành hàng:

Trục sản phẩm đầu tiên là về ngành hàng quốc gia, với 2 sản phẩm chủ lực. Thứ nhất là sản phẩm lâm nghiệp, gỗ và chế biến gỗ. Đây là lĩnh vực mà tỉnh Bắc Kạn có tiềm năng, lợi thế và có thể phát triển ở quy mô lớn. Vì hiện nay tỉnh có 102.000ha rừng trồng, con số đó đã được minh chứng bằng kết quả bước đầu là xuất khẩu gỗ năm 2020 và 2021 đã có những triển vọng khá tốt, đến con số triệu USD.

Sản phẩm thứ 2 là dược liệu, từ nay đến năm 2025, tỉnh Bắc Kạn xác định hình thành được vùng nguyên liệu dược liệu. Với các loại cây đa dạng và bắt đầu của khâu sơ chế như là sản phẩm hồi, quế thì hiện nay đã có khoảng 10.000ha. Các loại nguyên liệu dược liệu khác như nghệ, gừng và các nguồn khai thác, bảo tồn trong tự nhiên… Đây là 2 sản phẩm ngành hàng mà tỉnh Bắc Kạn xác định có thể phát triển ở quy mô lớn.

Trục sản phẩm thứ 2 mà tỉnh Bắc Kạn cũng đã xác định đó là trục sản phẩm địa phương, vào khoảng 5 sản phẩm có quy mô vừa. Về cây ăn quả như là cam, quýt, cây có múi khác và đi theo hướng phát triển thành cây đặc trưng, đặc hữu của tỉnh Bắc Kạn (như cam sành, quýt). Sản phẩm thứ 2 là sản phẩm chè và miến dong.

Miến dong Tài Hoan là sản phẩm OCOP 5 sao của tỉnh Bắc Kạn đã xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Ảnh: Toán Nguyễn.

Miến dong Tài Hoan là sản phẩm OCOP 5 sao của tỉnh Bắc Kạn đã xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Ảnh: Toán Nguyễn.

Ngoài ra, các sản phẩm khác có tính giá trị cao, đi vào sản phẩm OCOP, chúng tôi không xác định cụ thể về số lượng sản phẩm, mà sẽ cho phát triển theo lợi thế và xu hướng theo tiềm năng của từng địa phương. Có thể là chỉ phát triển ở quy mô một vài trăm hecta nhưng sẽ khai thác mạnh về tính đặc hữu, cũng như là về giá trị sản phẩm ở khâu bao bì, chất lượng và giá trị cao để mang lại thu nhập cao nhất cho người nông dân.

Đấy là hướng cơ bản để tỉnh Bắc Kạn tập trung cơ cấu lại ngành nông nghiệp, cũng như là thực hiện chủ trương của Nghị quyết Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn là phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung với quy mô vừa và lớn trong những năm tiếp theo.

Tỉnh Bắc Kạn xác định tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Ảnh: Toán Nguyễn.

Tỉnh Bắc Kạn xác định tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Ảnh: Toán Nguyễn.

Phát triển công nghiệp chế biến lâm sản

Bắc Kạn xác định lĩnh vực việc chế biến công nghiệp của tỉnh trong 5 năm tới sẽ ưu tiên phát triển ngành chế biến nông, lâm sản.

Tỉnh Bắc Kạn đã hình thành vùng nguyên liệu rất lớn hiện nay (102.000 ha rừng trồng) và trồng rừng đã trở thành phong trào trong nhân dân.

Việc chế biến hiện nay đã đem lại kết quả bước đầu, tuy nhiên quy mô sản xuất vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu xuất bán sản phẩm của người dân, nguyên liệu vẫn phải bán ra ngoài dưới dạng nguyên liệu thô với tỷ lệ khá lớn.

Vì vậy trong định hướng thời gian tới, tỉnh Bắc Kạn ưu tiên phát triển lĩnh vực chế biến lâm sản và có nhiều giải pháp được đưa ra. Đầu tiên là tập trung sử dụng vốn ngân sách cho đầu tư các cụm công nghiệp ở các địa phương, như là Ba Bể, Chợ Đồn và Na Rì.

Tỉnh Bắc Kạn ưu tiên lĩnh vực chế biến gỗ. Ảnh: Toán Nguyễn.

Tỉnh Bắc Kạn ưu tiên lĩnh vực chế biến gỗ. Ảnh: Toán Nguyễn.

Với việc cụm công nghiệp nằm ở các phía khác nhau thì đây sẽ là cơ hội và giải pháp để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông - lâm sản, đặc biệt ưu tiên chế biến lâm sản để đạt mục tiêu chế biến được nhiều nhất nguyên liệu gỗ khai thác rừng trồng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Qua đó sẽ giảm bớt và tối thiểu nhất việc phải bán sản phẩm thô như gỗ tròn, gỗ bóc có giá rẻ ra khỏi địa phương, mà còn nâng cao được giá trị và đem lại thu nhập cao nhất cho người dân.

Hiện nay tỉnh Bắc Kạn đã thu hút được một số dự án chế biến nông, lâm sản có quy mô như: Dự án nhà máy chế biến gỗ Bắc Kạn công suất 120.000 m3 ván dán các loại/năm của Công ty Cổ phần Đầu tư Govina; dự án chế biến gỗ của Công ty TNHH Lechenwood Việt Nam công suất 30.000 m3 ván dán/năm, 200.000 m3 ván sàn/năm; dự án đầu tư sản xuất chế biến gỗ công suất 12.000 m3 sản phẩm ván dán/năm, 3.000 m3 sản phẩm ván ghép thanh/năm của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hồng Ngọc; nhà máy gỗ xuất khẩu của Công ty CP Kẻ Gỗ...

Đỗ Thị Minh Hoa

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn

Xem thêm
Yến sào Đức Cơ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Gia Lai Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Yến sào Đức Cơ Salangane’s Nest, mở cơ hội để kinh tế huyện Đức Cơ bứt phá.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Công nghệ dinh dưỡng Vinco Roots bồi bổ cho đất

ĐBSCL Vinco giới thiệu dòng sản phẩm hữu cơ sinh học Vinco Roots, bổ sung vi lượng giúp cây khỏe và đang chứng minh hiệu quả trên các cánh đồng lúa chất lượng cao tại ĐBSCL.