| Hotline: 0983.970.780

'Đối thoại với cánh đồng'

Thứ Tư 10/06/2015 , 06:20 (GMT+7)

Đọc “Đối thoại với cánh đồng”, độc giả bị hút theo một cách kể, một giọng văn uyển chuyển, mềm mại. Và đặc biệt là bị hút theo những gì mà tác giả đã kể.

"Đối thoại với cánh đồng" là tên tập sách của ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Cty CP Tổng Cty Giống cây trồng Thái Bình (TSC), Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam, vừa được NXB Hội Nhà văn xuất bản tháng 5/2015.


Cuốn “Đối thoại với cánh đồng”

Bằng hình thức tự truyện, với gần 500 trang sách, Trần Mạnh Báo đã kể lại cuộc đời mình và những suy tư, trải nghiệm của mình trong cuộc sống một cách chân thực và cảm động.

Từ một chú bé, con cả của một gia đình nông dân - ngư dân, sớm phải xay thóc giã gạo, và “chín đứa em lần lượt đậu vào sườn tôi, đến mức sườn tôi nổi chai”, với những buổi sáng vục dậy từ giường là chạy một mạch qua bãi phi lao để nhìn bình minh trên biển, để tự hỏi “Biển rộng đến chừng nào? Bên kia bờ biển là những nước nào? Người những nước ấy có làm lụng, sinh hoạt như người mình không?”, trở thành một người lính, lăn lộn ở chiến trường Campuchia, chiến trường miền Nam suốt 8 năm trời.

Rời quân ngũ, trở thành nhân viên tạp vụ cho Cty Giống cây trồng Thái Bình, rồi từ đó trở thành một nhà khoa học về giống, một doanh nhân, một nhà quản lý, từng đi khắp “bốn biển năm châu”, lãnh đạo một DN giống cây trồng, cung cấp 10% số lượng hạt giống lúa, đạt đẳng cấp quốc tế, ngoài ra còn hàng chục giống cây nông sản khác cho cả nước, trong đó có nhiều giống lúa do mình chọn tạo ra…

Đọc “Đối thoại với cánh đồng”, độc giả bị hút theo một cách kể, một giọng văn uyển chuyển, mềm mại. Và đặc biệt là bị hút theo những gì mà tác giả đã kể.

Từ cảnh sống của một gia đình nông dân - ngư dân ven biển Thái Bình thời bao cấp, với những cái cối xay thóc, cối giã gạo, cảnh đi te đánh cá trên biển… những trận đánh khốc liệt trên chiến trường mà tác giả đã tham gia, đến những phong cảnh, những con người trên khắp “bốn biển năm châu”…

Tất cả đều rất chân thật, được mô tả rất tỷ mỷ và sinh động, đều ngồn ngộn những tư liệu, được phản ánh thông qua cái nhìn của tác giả.

Nhưng điều nổi bật hơn hết trong tác phẩm, là tâm huyết của một doanh nhân, một nhà quản lý, một nhà khoa học với nền nông nghiệp nước nhà. Trở thành tổng giám đốc của một DN, trên cương vị của một nhà quản lý, ông đã xây dựng cho DN của mình một chiến lược phát triển, đó là “Trí tuệ - Công nghệ - Quan hệ”.

Thời gian đã chứng minh chiến lược đó là hoàn toàn đúng. Chính nhờ trụ vững trên 3 trụ cột ấy mà TSC đã phát triển, có diện mạo như ngày nay.

Trên cương vị của một nhà khoa học, là tác giả của nhiều giống lúa có năng suất cao, chất lượng gạo tốt, đã được đưa vào bộ giống lúa quốc gia, ông đề cao sự phản biện, bởi vì “không ai có thể độc quyền chân lý. Một nền khoa học mà không có hoặc không chấp nhận phản biện, là một nền khoa học chết”.

Thật cảm động khi tác giả kể rằng có nhà khoa học ở nước ngoài đã cho ông một dúm thóc. Nhìn phôi mầm còn tươi, ông đã cẩn thận gói dúm thóc đó về, được 11 hạt tất cả.

Về, ông đã làm một khay cát, tưới nước cho đủ độ ẩm và gieo 11 hạt thóc đó vào, được 11 dảnh mạ. Rồi đi khắp nơi tìm đất để cấy 11 dảnh mạ đó. Và kết quả là 11 dảnh mạ đó đã cho những dòng vật liệu rất quý để tạo ra những dòng lúa thuần cho năng suất cao, chất lượng gạo tốt qua lai tạo.

Là người am hiểu rất kỹ, rất sâu về lịch sử nông nghiệp nước nhà, Trần Mạnh Báo đã sớm nhận ra những vốn quý mà cha ông ta đã để lại qua ngàn đời, đó là những giống lúa của Việt Nam, với tất cả những ưu điểm và khuyết điểm của chúng: “Những giống lúa này nếu được chọn dòng thật tốt, thì năng suất sẽ không thua gì lúa lai”.

Thế là trong khi lúa lai Trung Quốc còn đang thống trị gần như tuyệt đối trên đồng đất Việt Nam, thì Trần Mạnh Báo đã bắt tay chọn tạo nhiều giống lúa thuần có nguồn gốc Việt Nam.

Và thực tiễn đã chứng minh những gì ông làm là đúng. Rất nhiều giống lúa thuần có nguồn gốc Việt, qua chọn tạo, đã làm nên thương hiệu, thành bản quyền của TSC.

“Đối thoại với cánh đồng” là một cuốn sách đáng đọc, nhất là đối với những nhà khoa học trẻ.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm