Mặc dù các đội xung kích luôn thường trực 24/24 giờ trong các mùa mưa bão nhưng do Thái Nguyên là tỉnh miền núi, vùng cao, nên mưa đá, lũ lốc rất thất thường, thường gây ra những thiệt hại cả về người và tài sản của người dân, đặc biệt người dân nơi vùng cao.
Chỉ trong năm 2020, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã xảy ra 22 đợt thiên tai, làm 2 người chết, 16 người bị thương, gây thiệt hại về tài sản ước khoảng 65 tỷ đồng. Còn từ đầu năm 2021 đến nay, đã xảy ra 11 đợt thiên tai, làm 5 người bị thương, ước thiệt hại về tài sản khoảng 8,3 tỷ đồng.
Qua làm việc với Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Nguyên, thị sát công trình đập chính hồ Núi Cốc, đoàn công tác đã yêu cầu địa phương tiếp tục nâng mức cao nhất để chủ động, sẵn sàng ứng phó với những diễn biến bất thường của thời tiết.
Trước mắt, Thái Nguyên cần tối ưu nhiệm vụ thời sự là đảm bảo điều kiện tốt nhất cho các chốt, trạm kiểm soát dịch bệnh COVID - 19. Trong những năm gần đây, mưa đá đã xuất hiện ngày càng nhiều nên việc xóa các nhà tranh tre, nứa lá, nhà có mái prôximăng cần sớm thực hiện.
Ở mức cao nhất, theo nội dung đoàn công tác trao đổi, viện vật lý địa cầu đã phát hiện ra một nét đứt gãy lớn tại khu vực Cao Bằng. Động đất xảy ra tại vết đứt gãy nói trên với cường độ trấn động từ 5 độ trở lên thì Thái Nguyên sẽ nằm trong địa bàn ảnh hưởng.
Vì vậy, song hành với việc không ngừng nâng cao sự chủ động ứng phó thì Thái Nguyên tiếp tục triển khai tốt việc thực hiện Luật Phòng chống thiên tai, hỗ trợ việc nâng cao hiệu quả cho hoạt động của 178 đội xung kích phòng chống thiên tai trên địa bàn.