| Hotline: 0983.970.780

Đón du khách bằng sự thân thiện, hồn hậu

Thứ Tư 11/12/2019 , 10:58 (GMT+7)

Mỗi người dân Cà Mau là đại diện cho sự thân thiện, hồn hậu, tận tâm với du khách mỗi khi đặt chân đến Cà Mau.  

Tối 10/12, tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ khai mạc Tuần lễ văn hóa - Du lịch Đất Mũi với chủ đề “Điểm hẹn Mũi Cà Mau”. Đồng thời dự lễ khánh thành cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau.

Lễ Khánh thành Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau

Theo ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, “Tuần Lễ Văn hóa - Du lịch Mũi Cà Mau năm 2019, là cơ hội để các nhà đầu tư, doanh nghiệp cùng trao đổi kinh nghiệm, đưa ra những giải pháp đột phá để ngành du lịch Cà Mau không chỉ kết nối với các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước mà còn là cơ hội liên kết với các nước trong khu vực. Đây cũng là dịp để ngành Du lịch Cà Mau khẳng định vị thế, tạo nền tảng và tiền đề vững chắc, bứt phá phát triển nhanh hơn trong thời gian tới.

Tuần Văn hóa - Du lịch Mũi Cà Mau năm 2019 với nhiều hoạt động mang tính sự kiện quan trọng, sẽ tạo cơ hội cho Cà Mau quảng bá hình ảnh quê hương, nhất là trên lĩnh vực du lịch, là dịp để tỉnh thu hút, kêu gọi đầu tư, khai thác hiệu quả và nâng cao giá trị từ lợi thế tự nhiên.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ.

Cùng với sự kiện khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch Mũi Cà Mau 2019, tỉnh Cà Mau đã long trọng tổ chức khánh thành công trình Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau, đây là công trình do Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội trao tặng cho Cà Mau.

Công trình Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau được xây dựng tháng 1/2016 tại xã Đất Mũi, được thiết kế mô phỏng kiến trúc Cột cờ Hà Nội cổ xưa, xây kiên cố, hiện đại, có khả năng chống chịu gió bão và xâm thực của nước biển.  

Đến nay, công trình đã hoàn thành và đưa vào hoạt động với tổng kinh phí là 149 tỷ đồng. Cột cờ Hà Nội tại Đất Mũi Cà Mau được xây dựng mô phỏng như cột cờ Hà Nội cổ xưa có giá trị nghệ thuật cao về kiến trúc, gắn với truyền thống lịch sử của Thăng Long Hà Nội ngàn năm văn hiến. 

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cho rằng đến với Cà Mau là đến với vùng đất ẩn chứa nhiều giai thoại, mẩu chuyện hào hùng về những con người đất Mũi, đã làm nên những chiến công oanh liệt, với những trang sử hào hùng và lưu dấu ấn di tích như Bến Vàm Lũng, điểm cuối của đường Hồ Chí Minh trên biển, Di tích Hòn Đá Bạc - Trung tâm chỉ huy kế hoạch phản gián CM12, Di tích đảo Hòn Khoai với cuộc khởi nghĩa của thầy giáo Phan Ngọc Hiển. Mỗi di tích đã chạm khắc tinh thần yêu nước của các thế hệ cha ông trong lịch sử đấu tranh gian khổ chống giặc ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên.

Cà Mau còn chất chứa trong lòng cả một di sản văn hóa sông nước, đậm chất bản địa. Những lễ hội như lễ hội nghinh Ông, lễ vía bà Thiên Hậu, lễ hội mừng năm mới Chol Chnam Thmay của người Khmer. Tất cả toát lên nét tín ngưỡng văn hóa đặc trưng, thể hiện sự đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc anh em Kinh, Hoa, Khmer.

Theo thủ tướng, người Cà Mau có sự tài hoa và khéo léo, được thể hiện qua những sản phẩm làng nghề truyền thống nổi tiếng, như chiếu Tân Thành, tôm khô Rạch gốc, hầm than đước Ngọc Hiển, mắm Ba Khía Rạch Gốc... đã góp phần đa dạng hóa nét văn hóa, từ đó làm giàu cho các sản phẩm du lịch Mũi Cà Mau.

Trong thời gian tới, Cà Mau sẽ là điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Thủ tướng khẳng định, đất Mũi Cà Mau là nơi “đất biết nở, rừng biết đi, bờ biển sinh sôi”. Đó là bờ biển dài 250 km từ Đông sang Tây trong vùng biển thềm lục địa thuộc chủ quyền 71.000 km2. Trong đó là rẫy rừng ven biển ngập mặn, ngập lợ, cả rừng tràm nằm sâu trong đất liền, tạo nên hệ sinh thái động thực vật Phong Phú, có khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau hay Vườn quốc gia U Minh Hạ…

Thủ tướng cũng đánh giá cao, tiềm năng phát triển du lịch, cả về điều kiện tự nhiên, thắng cảnh và kho tàng văn hóa giàu có đậm đà bản sắc. Ngành du lịch toàn cầu đang tiến trình chuyển đổi mạnh mẽ theo những nhu cầu thị hiếu mới của du khách. Đó là phát triển du lịch có trách nhiệm, du lịch sinh thái và cộng đồng. Xu hướng phát triển này rất phù hợp với tiềm năng lợi thế của Cà Mau.

Thủ tướng kỳ vọng, Tuần văn hóa du lịch Mũi Cà Mau 2019, sẽ là sự khởi đầu cho những thảo luận trao đổi, khơi dậy niềm cảm hứng mới, quyết tâm mới có nhiều ý tưởng mới, hợp tác mới giúp du lịch Cà Mau tăng tốc thời gian tới.

Đền thờ Lạc Long Quân và Tượng Mẹ được khánh thành vào sáng 10/12 tại Mũi Cà Mau.

Trong quá trình phát triển hội nhập như ngày nay, Thủ tướng cho rằng, Cà Mau cần quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị hệ sinh thái đặc thù của vùng đất ngập nước, khai thác có hiệu quả lợi thế của khu sinh quyển thế giới trong việc phát triển du lịch, nghiên cứu khoa học, bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, thắng cảnh và kho tàng văn hóa giàu có đậm đà bản sắc.

Xem thêm
Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm