| Hotline: 0983.970.780

Đồng bộ cơ giới hóa sản xuất lúa

Thứ Năm 06/06/2013 , 10:26 (GMT+7)

Quá trình cơ giới hóa (CGH) trong SX lúa ở ĐBSCL đang có bước phát triển khá nhanh chóng. Nhưng tỷ lệ cơ giới hóa ở nhiều khâu quan trọng vẫn còn rất thấp...

Quá trình cơ giới hóa (CGH) trong SX lúa ở ĐBSCL đang có bước phát triển khá nhanh chóng. Nhưng tỷ lệ cơ giới hóa ở nhiều khâu quan trọng vẫn còn rất thấp. Nông dân vẫn khó tiếp cận với các chương trình hỗ trợ…

Những thực trạng trên đã được nêu ra một cách thẳng thắn tại Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chuyên đề “CGH trong SX lúa” vừa tổ chức tại Long An.

Khó tiếp cận vốn hỗ trợ

Thông tin từ BTC cho thấy có 450 đại biểu là cán bộ khuyến nông các tỉnh, TP phía Nam, nhà khoa học, nhà quản lý, DN và đông nhất là bà con nông dân (200 người) về tham dự. Điều này cho thấy, CGH đang là mối quan tâm hàng đầu trong SX lúa hiện nay. Bởi hiệu quả của CGH đã được thể hiện rất rõ rệt trên đồng ruộng ĐBSCL.

Tính toán của Cục Chế biến, thương mại NLTS & nghề muối với riêng khâu thu hoạch lúa đã cho thấy rõ điều này: Thu hoạch bằng máy có chi phí bình quân 2.100.000 - 2.500.000 đ/ha, giảm từ 500.000 - 900.000 đồng so với cắt bằng tay, giúp giảm tổn thất ở khâu này từ 5 - 6% xuống còn 2%.

Còn theo kết quả tính toán của Viện Cơ điện nông nghiệp & công nghệ sau thu hoạch, ứng dụng CGH đồng bộ SX lúa ở ĐBSH và ĐBSCL sẽ làm giảm 20 - 33% công lao động, 20 - 28% chi phí SX, 45 - 50% tổn thất sau thu hoạch. Riêng chi phí giống giảm 32 - 38% so với cấy mạ.


Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp ở Tiền Giang

Lợi ích lớn là thế, nhưng đến nay, mới chỉ có trên 50% sản lượng lúa ở ĐBSCL được thu hoạch bằng máy. Khâu sấy lúa còn thấp hơn với 42% sản lượng lúa đã được sấy chủ động. Nếu tính trên cả nước thì tỷ lệ CGH ở khâu thu hoạch còn thấp hơn nữa khi mới chỉ đạt 30%. Trong khi đó, một số khâu đã đạt ở mức cao như làm đất 80%, tuốt lúa và xay xát lúa gạo đều đạt 95%.

Một trong những trở ngại lớn nhất hiện nay đối với việc CGH khâu thu hoạch và sau thu hoạch lúa, là khả năng tiếp cận của nông dân với chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản do Chính phủ ban hành.

Các Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg và Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg về chủ trương trên, dù đã được ban hành và có hiệu lựa từ 2 - 3 năm nay, nhưng số hộ được hưởng lợi từ chính sách này còn khá khiêm tốn.

Ông Nguyễn Trí Dũng, PGĐ Ngân hàng NN-PTNT Long An cho hay, tổng dư nợ cho vay NN-NT của đơn vị này hiện vào khoảng 2.000 tỷ đồng. Nhưng trong đó, chỉ mới có 6 khách hàng được vay vốn theo các Quyết định 63 và 65 với tổng số vốn được vay là… 2 tỷ đồng.

Theo số liệu tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước VN, đến 31/1/2013 đã cho vay (theo các Quyết định 63 và 65) 6.933 hộ gia đình, cá nhân, 3 HTX và 32 DN với tổng dư nợ cho vay là 1.230,2 tỷ đồng.

TS Hoàng Quốc Tuấn, Phân viện Quy hoạch & thiết kế nông nghiệp miền Nam phân tích: “Tổng dư nợ này chỉ bằng khoảng 3% so với tổng giá trị các loại máy móc phục vụ thu hoạch và sau thu hoạch đã được nông dân, HTX, DN… mua sắm thêm trong những năm qua. Điều này cho thấy rất rõ là nông dân còn rất khó tiếp cận được với chính sách hỗ trợ của Chính phủ”.

Cái khó tiếp cận nhất hiện nay là quy định chỉ hỗ trợ vốn vay đối với những máy móc có tỷ lệ nội địa hóa tối thiểu 60%. Trong khi đó, thực tế SX lúa ở ĐBSCL cho thấy nông dân chỉ thích mua sắm và sử dụng máy thu hoạch nhập khẩu, nhất là máy của Nhật Bản, vì chất lượng tốt, tính ổn định và độ bền cao, ít bị hư hỏng...

Vì thế, TS Tuấn cho rằng cần phải có chính sách hỗ trợ mới, thiết thực hơn để thay thế chính sách trước đây; phải có chính sách hỗ trợ lãi suất toàn diện không chỉ cho nông dân mua máy mà còn cho cả các nhà SX.

Phải đồng bộ

Cũng theo TS Tuấn, năng suất lúa tối ưu ở ĐBSCL chỉ nên ở mức bình quân 6 tấn/ha. Vì thế, để nâng cao hiệu quả SX cũng như đời sống của người trồng lúa, phải có những biện pháp làm giảm mạnh giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm. GCH là con đường sáng sủa nhất để hiện thực hóa yêu cầu này.

Khi đồng ruộng được san phẳng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các loại máy móc ở những khâu SX tiếp theo đạt được hiệu quả hoạt động tốt nhất khi được đưa xuống ruộng đồng...

Theo PGS.TS Mai Thành Phụng, Trung tâm KN- KN QG, để CGH một cách đồng bộ, yêu cầu số 1 là phải quy hoạch lại đồng ruộng, xây dựng cơ sở hạ tầng ruộng đồng và liên kết nông dân cùng SX lớn.

Bởi nếu không có đường giao thông nội đồng, sẽ không thể đưa máy móc ra đồng ruộng. Nếu mỗi cánh đồng vẫn chỉ bao gồm hàng trăm, hàng ngàn thửa ruộng nhỏ bé, manh mún, thì cũng không thể đầu tư máy móc cho SX lúa.

Và nền tảng để CGH đồng bộ, là phải thực hiện ngay việc san phẳng đồng ruộng bằng tia laser. Việc ứng dụng kỹ thuật này có thể là yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp VN trong 100 năm tới.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm