| Hotline: 0983.970.780

Đồng Tháp: Tái cơ cấu nông nghiệp giúp nông dân tăng thêm thu nhập 1,36 lần

Thứ Tư 29/12/2021 , 15:34 (GMT+7)

Đồng Tháp Tái cơ cấu nông nghiệp ở Đồng Tháp giúp tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt 3,6%/năm, thu nhập của cư dân nông thôn đạt 39,42 triệu đồng, tăng 1,36 lần so với năm 2015.

Nhờ thực hiện tái cơ cấu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở Đồng Tháp đã giúp cho cư dân nông thôn tăng thêm thu nhập đáng kể. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhờ thực hiện tái cơ cấu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở Đồng Tháp đã giúp cho cư dân nông thôn tăng thêm thu nhập đáng kể. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020, nông nghiệp, nông thôn thực hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã có những thay đổi tích cực trên nhiều lĩnh vực và đem lại kết quả tốt. Trong đó chủ yếu giúp tăng trưởng ngành nông nghiệp tiếp tục được giữ vững (đạt 3,6%/năm), thu nhập của cư dân nông thôn đạt 39,42 triệu đồng, tăng 1,36 lần so với năm 2015.

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng gắn kết với thị trường tiêu thụ, xây dựng và triển khai thực hiện tốt các chính sách thí điểm khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, lao động nông nghiệp chuyển dịch mạnh sang các lĩnh vực khác. Trong thời gian tới, Đồng Tháp tiếp tục triển khai Đề án tái cơ cấu nông nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đề ra 6 ngành hàng chủ lực (bổ sung ngành hàng sen) và chuyên đề về chuyển đổi số trong nông nghiệp.

Mục tiêu đến năm 2025, tăng trưởng bình quân 3,5%/năm, giá trị tăng thêm đạt 22.883 tỷ đồng. Lao động nông nghiệp giảm còn khoảng 40%, lao động nông nghiệp được đào tạo đạt 20%, thu nhập người dân nông thôn tăng 1,6 lần so năm 2020.

Theo ông Tuấn, trong tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh luôn quan tâm và chỉ đạo ngành nông nghiệp đẩy nhanh tiến độ cấp mã vùng trồng, nhất là đối với ngành hàng xoài. Đầu tư nghiên cứu cho cây trồng, con giống, vật nuôi, hỗ trợ phát triển ngành hàng nuôi bò thương phẩm, phát triển ngành hàng nấm, có chiến lược để các ngành hàng tái cơ cấu đi vào chiều sâu. Cuối cùng là định hướng xây dựng vùng nguyên liệu, đầu tư hạ tầng, nhà máy chế biến nông sản.

  • Tags:
Xem thêm
Diễn biến giá thịt lợn quý I/2025 tăng sớm và tăng nhanh

Như các năm trước, sau Tết Nguyên đán giá thịt lợn thường có xu hướng chững lại, nhưng quý I/2025 lại có một sự khác biệt, giá tăng sớm và tăng nhanh…

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Kỹ thuật rải vụ thu hoạch quả trên cây nhãn Hưng Yên

Để xử lý rải vụ quả trên cây nhãn, cần nắm vững đặc tính nông sinh học của giống, diễn biến thời tiết trong năm để tác động đạt kết quả tốt

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất