| Hotline: 0983.970.780

Thứ Bảy 16/11/2019 , 06:50 (GMT+7)
Lê Thiếu Nhơn

Lê Thiếu Nhơn

Nhà thơ 06:50 - 16/11/2019

Dự án ma bao giờ chấm dứt?

Vì sao các dự án ma vẫn hoành hành ở đô thị lớn nhất phương Nam mà chưa có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu?

Sau vụ Tập đoàn Alibaba bị phanh phui hành vi bịp bợm hàng ngàn khách hàng, Công an TP HCM tiếp tục khởi tố bị can và tạm giam đối tượng Phạm Thị Tuyết Nhung - Giám đốc Công ty Angel Lina có trụ sở tại quận 1 để điều tra về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

21-47-11_doi_tuong_phm_thi_tuyet_nhung
Đối tượng Phạm Thị Tuyết Nhung.

Đối tượng Phạm Thị Tuyết Nhung bị hơn 200 khách hàng viết đơn tố cáo đã thu số tiền 285 tỉ đồng để cung cấp… đất nền không có thật. Vì sao các dự án ma vẫn hoành hành ở đô thị lớn nhất phương Nam mà chưa có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu?

Tuy quy mô nhỏ hơn Tập đoàn Alibaba của đối tượng Nguyễn Thái Luyện nhưng Công ty Angel Lina của đối tượng Phạm Thị Tuyết Nhung cũng dùng những chiêu trò gian trá không hề thua kém.

Các dự án được Công ty Angel Lina rao bán gồm: Khu dân cư Triều An (phường An Lạc, quận Bình Tân); Khu dân cư Tây Lân (phường Tân Tạo, quận Bình Tân);

Khu phân lô đường Liên khu 5-6 (phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân); Khu dân cư Nguyễn Thị Tú (phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân); Khu dân cư đường Bùi Thanh Khiết (thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh);

Khu dân cư Linh Trung (phường Linh Trung, quận Thủ Đức); Khu dân cư Đỗ Xuân Hợp (phường Phước Long B, quận 9); Khu dân cư Đông Hưng (phường Đông Hưng Thuận, quận 12) và Khu nhà ở đường Phạm Văn Sáng (xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn).

Cơ quan điều tra đã xác minh, những dự án của Công ty Angel Lina phần lớn đều là đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản. Không có dự án nào của Công ty Angel Lina thực hiện thủ tục pháp lý theo quy định, chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và cấp phép.

Đối tượng Phạm Thị Tuyết Nhung đã thuê người tự lập bản vẽ thiết kế quy hoạch chi tiết 1/500 phân thành từng lô, thể hiện có cơ sở hạ tầng đầy đủ như hệ thống điện, nước, thoát nước, đường đi, tự đặt tên cho dự án, từ đó cho người tổ chức quảng cáo dự án để bán đất ở đô thị nhằm chiếm đoạt tài sản.

Đối tượng Phạm Thị Tuyết Nhung hứa hẹn tách thửa, giao sổ riêng cho từng nền đất, nhưng sau khi nhận tiền cọc lại ký kết hợp đồng bằng hình thức góp vốn với nhiều cá nhân khác nhau, thì tìm cách hẹn nay hẹn mai và… tránh mặt luôn.

Công ty Angel Lina thành lập vào tháng 9/2015 với ngành nghề kinh doanh chính được đăng ký là bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác. Trụ sở hiện nay của doanh nghiệp nằm ở số 22B Phùng Khắc Khoan, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM. Tháng 3/2018, Công ty Angel Lina bổ sung ngành nghề kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê… 

Tháng 4/2018, Công ty Angel Lina điều chỉnh vốn điều lệ tăng gấp 10 lần, từ 20 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng. Người đại diện theo pháp luật ban đầu của Công ty Angle Lina là ông Lý Văn Sinh (sinh năm 1967, ngụ TP.HCM).

Đến tháng 11/2018, người đại diện pháp luật của Công ty Angel Lina được thay bằng bà Phạm Thị Tuyết Nhung (sinh năm 1981, ngụ ở quận 4, TP.HCM). Ngoài Công ty Angel Lina, bà Phạm Thị Tuyết Nhung còn đứng tên sở hữu Công ty TNHH thương mại - dịch vụ đất vàng Hoàng Gia (trụ sở tại R4-83 đường Hưng Gia 1, phường Tân Phong, quận 7)

Với giá đất rao bán rẻ hơn so với thị trường, Công ty Angel Lina đã chiêu dụ hàng trăm khách hàng dưới hình thức hợp đồng góp vốn. Khi ký hợp đồng góp vốn, tất cả khách hàng phải đóng cho công ty 50% giá trị lô đất.

Số tiền còn lại phải đóng thành nhiều đợt. Công ty Angel Lina cam kết với khách hàng trong vòng 12 tháng kể từ khi ký hợp đồng và khách đóng đủ 90% giá trị của hợp đồng, thì được bàn giao đất nền và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu khách hàng không nhận đất, bán lại cho công ty sẽ được nhận lãi suất 2 triệu đồng/m2.

Tuy nhiên, tất cả những khu đất do Công ty Angle Lina rao bán đều không thể chuyển thành đất ở vì thuộc quy hoạch cây xanh, công trình công cộng, đất công do các đơn vị nhà nước đang quản lý hoặc chờ bồi thường giải phóng mặt bằng.

Ví dụ, Khu đất Công ty Angel Lina rao bán ở phường Hiệp Thành (quận 12) là đất công có một phần là bô rác nằm trong khu quy hoạch xây dựng công trình công cộng của quận 12. Khu đất ở phường Linh Trung (quận Thủ Đức) thuộc dự án Đại học Quốc gia TP.HCM đang trong giai đoạn bồi thường. Còn khu đất ở phường Phước Long B (quận 9) là đất của Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn…Việc mua bán đất nền dự án của Công ty Angel Lina diễn ra từ đầu năm 2018, nhưng không ai nhắc nhở gì. Sự việc cứ kéo dài đến tận kỳ họp Hội đồng Nhân dân TP.HCM vào tháng 7/2019, đại biểu Nguyễn Thị Tố Trâm đã nêu đích danh công ty Angel Lina rao bán dự án ma trên khu đất được quy hoạch làm công viên cây xanh ở An Lạc, Bình Tân khiến người dân gửi đơn tố cáo khắp nơi.

21-47-11_co_qun_cong_n_khm_xet_cty_ngel_lin
Công an khám xét Công ty Angel Lina.

Bên cạnh sự quản lý lỏng lẻo của các đơn vị chức năng trong lĩnh vực địa ốc, dự án ma vẫn hoành hành vì nhiều người dân thiếu kiến thức và hơi ảo tưởng về kinh doanh đất nền. Theo luật sư Trần Đức Phượng phân tích: Đánh vào tâm lý muốn làm giàu nhanh chóng, hám lời của một bộ phận không nhỏ khách hàng, nhiều công ty bất động sản đã vẽ ra các dự án ma để huy động vốn. Các công ty này lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của nhiều khách hàng nên thường vẽ ra các dự án “khủng” để bán đất nền với cam kết sẽ đầu tư bài bản, với nhiều tiện ích, hạ tầng cao cấp…

Tuy nhiên, khi đã ký hợp đồng thu tiền của khách hàng thì họ không làm, thậm chí trốn biệt. Dễ dàng phát sinh vấn nạn nhức nhối này, bởi thời gian qua luật pháp không nghiêm, công ty này thấy công ty khác kiếm tiền dễ quá, lừa dễ quá nên cũng lao theo làm bậy bất chấp hậu quả.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm