| Hotline: 0983.970.780

Nâng cao chất lượng, phát triển bền vững

Dự án SYMST giúp rau quả Việt rộng đường vào EU

Thứ Ba 17/10/2023 , 15:22 (GMT+7)

Dự án SYMST phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến sức khỏe thực vật và thuốc BVTV khi xuất khẩu từ Việt Nam sang EU.

Dự án SYMST được triển khai tại Việt Nam từ tháng 5/2020, đến hiện tại đã đạt được nhiều kết quả rất khả quan. Ảnh: Trung Quân.

Dự án SYMST được triển khai tại Việt Nam từ tháng 5/2020, đến hiện tại đã đạt được nhiều kết quả rất khả quan. Ảnh: Trung Quân.

Ngày 16/10, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) phối hợp cùng Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) tổ chức Hội thảo “chia sẻ kết quả dự án cơ chế hệ thống cho thương mại an toàn hơn ở Việt Nam” (dự án SYMST).

Ông Nguyễn Quang Hiếu, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế và truyền thông (Cục BVTV) cho biết, hiện nay, EU đã trở thành một trong những thị trường hấp dẫn nhất cho nông sản của Việt Nam, trong đó có mặt hàng rau quả. Việt Nam cũng hiểu rõ EU nằm trong nhóm thị trường có tiêu chuẩn quản lý thực phẩm nhập khẩu cao nhất thế giới, với các quy tắc rất chi tiết và chặt chẽ để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, động thực vật và môi trường.

Cục BVTV với vai trò là cơ quan BVTV quốc gia của Việt Nam đang phối hợp với ITC thực hiện dự án “Cơ chế hệ thống cho thương mại an toàn hơn ở Việt Nam” do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ, nhằm nâng cao năng lực quốc gia khi giải quyết các vấn đề an toàn thực phẩm, sức khỏe thực vật trong sản xuất và xuất khẩu nông sản có nguồn gốc thực vật.

Theo ông Hiếu, việc hiểu rõ yêu cầu quản lý của EU về an toàn thực phẩm và sức khỏe thực vật là chìa khóa để tiếp cận thành công thị trường EU. Do đó, một trong những hoạt động quan trọng nhất của dự án SYMST tại Việt Nam là tập trung phổ biến thông tin và nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến sức khỏe thực vật, thuốc BVTV khi xuất khẩu từ Việt Nam sang EU.

Dự án SYMST được triển khai tại Việt Nam từ tháng 5/2020. Trải qua thời gian khó khăn do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, Cục BVTV đã tích cực phối hợp cùng ITC và các đơn vị liên quan nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ của dự án. Nhờ đó, dự án đã đạt được nhiều kết quả rất khả quan.

Theo Cục BVTV, việc hiểu rõ yêu cầu quản lý của EU về an toàn thực phẩm và sức khỏe thực vật là chìa khóa để tiếp cận thành công thị trường EU. Ảnh: Trung Quân.

Theo Cục BVTV, việc hiểu rõ yêu cầu quản lý của EU về an toàn thực phẩm và sức khỏe thực vật là chìa khóa để tiếp cận thành công thị trường EU. Ảnh: Trung Quân.

Cụ thể, dự án đã góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức của khu vực tư nhân và cơ quan quản lý nhà nước về các vấn đề kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, cải thiện hiệu suất của hệ thống trong việc quản lý và kiểm soát các thành phần tham gia chuỗi sản xuất sản phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu. Đồng thời, mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường, kết nối kinh doanh cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam, đặc biệt là đối với thị trường EU.

Theo các chuyên gia, các sản phẩm của dự án có ý nghĩa rất quan trọng đối với Cục BVTV nói riêng và Việt Nam nói chung trong việc nâng cao năng lực quốc gia trong chuỗi sản xuất hàng hoá có nguồn gốc thực vật xuất khẩu. Ba sản phẩm mục tiêu của dự án là bưởi, thanh long và hồ tiêu đều là những loại trái cây có thế mạnh của Việt Nam nên đối tượng hưởng lợi của dự án là rất lớn.

                    Bài viết có sự phối hợp của Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường

Xem thêm
Chính phủ sẽ nghiên cứu làm đường sắt tốc độ cao đến Cần Thơ, Cà Mau

Tuyến đường sắt tốc độ cao không chỉ dừng lại ở TP Hồ Chí Minh, Chính phủ và các cơ quan đang nghiên cứu kéo dài về Cần Thơ và đến tận Cà Mau.

Thủy lợi nội đồng cho vùng ngọt - nhiệm vụ cấp thiết

Cà Mau Giữ vùng ngọt, điều tiết nước hợp lý, đầu tư đồng bộ hệ thống thủy lợi để đáp ứng sản xuất là nhiệm vụ quan trọng với tỉnh Cà Mau.

Rà soát khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất để di dời dân

KHÁNH HÒA Các địa phương khẩn trương kiểm tra khu vực có nguy cơ xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất… để chủ động sơ tán người dân đến nơi an toàn.