| Hotline: 0983.970.780

Dự án VNSAT: Thông qua công tác truyền thông tạo đột phá trong liên kết chuỗi

Thứ Ba 11/09/2018 , 15:16 (GMT+7)

Với đội ngũ chuyên gia truyền thông đông đảo trải khắp 8 tỉnh ĐBSCL và 5 tỉnh Tây Nguyên Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững VnSAT đã hỗ trợ kết nối hình thành các Chuỗi liên kết lúa gạo và cà phê từ khâu :Sản xuất – Chế biến – Xây dựng thương hiệu – Phân phối sản phẩm.

 Đây được đánh giá là một chuỗi liên kết có tính khác biệt khi lần đầu tiên trong chuỗi có 1 đơn vị chịu trách nhiệm về xây dựng thương hiệu và nghiên cứu, phát triển thị trường, đây cũng là liên kết chuỗi đầu tiên người  nông dân được chia sẻ lợi nhuận sau khâu bán hàng.

Dự án VnSAT- Đồng Tháp gửi tặng người tiêu dùng thành phố Hà Nội 5000 sản phẩm Gạo dưới thương hiệu “RUỘNG NHÀ MÌNH”

Với tổng số vốn lên đến 301 triệu USD, trong hơn 3 năm triển khai thực hiện Dự án VnSAT đã mang lại sự chuyển biến tích cực đối với quá trình Tái cơ cấu toàn ngành thông qua các hoạt động: rà soát và xây dựng chiến lược Tái cơ cấu đối với 10 ngành hàng xuất khẩu trên 1 Tỷ USD của Việt Nam đó là: Lúa gạo, Cà phê, Tiêu, Điều, Cao Su, Gỗ, Sắn, Trái cây, Cá tra và Tôm.

Trong đó, riêng hai ngành hàng Lúa gạo và Cà phê , Dự án VnSAT đã khẳng định kết quả tác động rõ nét thông việc thay đổi nhận thức, hành vi của người nông dân, các doanh nghiệp và các thành phần liên quan đến việc hình thành các chuỗi giá trị ngành hàng tại hai vùng Tây Nguyên và ĐBSCL. Tính đến tháng 12/2017, tổng số diện tích lúa được các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm là 23.000ha, (mục tiêu dự án là 50.000ha canh tác lúa bền vững được bao tiêu sản phẩm).

Dự án có lực lượng tư vấn truyền thông đông đảo nhất

Tính đến Quý II/ 2018 Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững VnSAT đã thuê tuyển 1 đơn vị tư vấn truyền thông cấp trung ương và 13 tư vấn truyền thông cá nhân tại 8 tỉnh ĐBSCL và 5 Tỉnh Tây Nguyên, Dự án VnSAT đã hình thành hoàn thiện mô hình mạng lưới truyền thông từ cấp trung ương đến địa phương.

Với một lực lượng tư vấn truyền thông đông đảo Dự án VnSAT đã xây dựng chiến lược truyền thông một cách bài bản nhằm thúc đẩy tiến độ cho các hoạt động kỹ thuật của dự án. Với sự hỗ trợ của các cơ quan báo chí truyền thông trong đó đặc biệt là Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Báo Nông nghiệp Việt Nam, Báo Nông thôn ngày nay thông tin về các hoạt động của Dự án  đã nhanh chóng tiếp cận và thu hút đông đảo các tổ chức nông dân, Hợp tác xã tham gia Dự án.

Chuỗi liên kết mang tính đột phá tạo sức cạnh tranh cho nông sản Việt

Từ  Quý II năm 2018 , Ban quản lý dự án trung ương của Dự VnSAT đã chỉ đạo Công ty Cổ phần Đầu tư và Truyền thông Tầm Nhìn - Đơn vị tư vấn truyền thông trung ương của Dự án VnSAT thực hiện công tác truyền thông kết nối hình thành các chuỗi liên kết trên toàn vùng Dự án. Sau gần 6 tháng thực hiện đến nay Tại Tỉnh Đồng Tháp đã hình thành được chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến đến xây dựng thương hiệu và phân phối sản phẩm Gạo an toàn, chất lượng cao của Đồng Tháp dưới thương hiệu “Ruộng nhà mình”. Đây là một mô hình liên kết có tính tiên phong và khác biệt do:

- Trong chuỗi liên kết lúa gạo có 1 đơn vị trong chuỗi chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường, xây dựng thương hiệu, chiến lược kinh doanh chuyên biệt cho sản phẩm của chuỗi  .

- Quy trình kiểm soát ATTP được xuyên suốt từ sản xuất, chế biến, phân phối và công khai kết quả test mẫu kiểm tra từng lô hàng trên Báo Nông nghiệp Việt Nam . 
Từ đó minh bạch chất lượng sản phẩm với người tiêu dùng.

- Các TCND tham gia chuỗi liên kết được chia sẻ lợi nhuận sau bán hàng  lên đến 500đ/1 kg đối với lúa sạch và 150đ/1kg đối với lúa an toàn.

- Tối ưu toàn chuỗi giá trị thông qua việc áp dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất và thương mại  từ đó giúp người tiêu dùng trong nước mua được sản phẩm Gạo an toàn, chất lượng với giá thành thấp hơn từ 10% - 15% so với giá bán sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Mẫu bao bì 5kg của Gạo VnSAT – Đồng Tháp

Với mục tiêu Xây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị thặng dư cho nông sản Việt,  Dự án VnSAT bao gồm cả 3 hợp phần:

Hợp phần A giúp tăng cường năng lực thể chế phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp;

Hợp phần B giúp hỗ trợ phát triển lúa gạo bền vững;

Hợp phần C giúp hỗ trợ sản xuất và tái canh cà phê bền vững

Dự án VnSat đã phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam và Viện nghiên cứu, Doanh nghiệp chuyên về tối ưu chuỗi giá trị, nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược thương hiệu và phân phối nông sản an toàn xây dựng một thương hiệu chung cho các sản phẩm nông đặc sản của Việt Nam bán tại thị trường nội địa dưới tên gọi “Ruộng nhà mình”. Trong đó Gạo của VnSAT Đồng Tháp sẽ là sản phẩm đầu tiên được gắn mác thương hiệu và phân phối rộng rãi tại thị trường Hà Nội vào tháng 10/2018. 

LỄ RA MẮT VÀ GIỚI THIỆU CÁC SẢN PHẨM GẠO CỦA DỰ ÁN VnSAT ĐỒNG THÁP DƯỚI THƯƠNG HIỆU “RUỘNG NHÀ MÌNH” CUNG CẤP VÀO THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ NỘI ĐỊA

Thời gian tổ chức: 8h00 – 11h00 ngày 14/09/2018

Địa điểm: Công ty Lương thực Đồng Tháp.

 

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm