| Hotline: 0983.970.780

Du lịch dừa - tài nguyên vô giá cho xây dựng thương hiệu dừa Việt Nam

Thứ Ba 31/12/2024 , 08:14 (GMT+7)

Với diện tích gần 200.000ha, đầu năm 2024, Bộ NN-PTNT đã hoàn tất và công bố Đề án xây dựng cây dừa trở thành cây công nghiệp chủ lực quốc gia.

Đầu năm 2024, Bộ NN-PTNT đã hoàn tất và công bố Đề án xây dựng cây dừa trở thành cây công nghiệp chủ lực quốc gia.

Đầu năm 2024, Bộ NN-PTNT đã hoàn tất và công bố Đề án xây dựng cây dừa trở thành cây công nghiệp chủ lực quốc gia.

Kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến dừa Việt Nam năm 2025 hy vọng sẽ cán đích tỷ đô với đa dạng sản phẩm được sản xuất từ những máy móc thiết bị hiện đại nhất thế giới của các doanh nghiệp lớn trong ngành dừa như Betrimex, Beinco, Á Châu, Thabico, Trabaco,…

Nhờ vào sự năng động và tiên liệu xu thế tiêu dùng thế giới, các doanh nghiệp đã và đang hướng đến thực phẩm xanh, an toàn và giá trị cao như: Sữa dừa, nước dừa, dầu dừa, cơm dừa nạo sấy, than hoạt tính, than Shisa, thảm xơ dừa dệt kim, đệt thủ công, giá thể trong nông nghiệp.

Bên cạnh đó, dừa tươi cũng đã có mặt hầu hết ở những thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,… là những tín hiệu vui cho ngành dừa trên diễn đàn kinh tế Việt Nam.

Tuy nhiên, không thể vì thế mà ngành dừa quên đi chiến lược xây dựng thương hiệu cho mình, nhằm kêu gọi đầu tư vào vùng nguyên liệu cũng như ngành công nghiệp sản xuất chế biến.

Dừa tươi Việt Nam đã có mặt tại hầu hết những thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,…

Dừa tươi Việt Nam đã có mặt tại hầu hết những thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,…

Ngành dừa Việt Nam sẽ làm gì để xây dựng thương hiệu trước bối cảnh hội nhập và khẳng giá trị của thương hiệu dừa Việt Nam nếu không dùng du lịch làm chìa khóa cho chiến lược xây dựng thương hiệu dừa của mình?

Dùng du lịch làm chìa khóa cho chiến lược xây dựng thương hiệu ngành dừa Việt Nam là làm gì? Đó chính là khai thác chuỗi giá trị vô hình của cây dừa Việt Nam thông qua những câu chuyện lịch sử, văn hóa nằm trong kho tàng văn học Việt Nam, từ dân gian cho tới hiện đại, từ truyện cổ tích, tục ngữ, ca dao cho tới văn xuôi, thơ, ca hiện đại và cả ẩm thực.

Điều này hết sức phù hợp với Quyết định số 509/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ngày 13/6/2024 về việc “Phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã nêu lên một số quan điểm cụ thể như sau:

- Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và đi vào chiều sâu;

- Lấy giá trị văn hóa Việt Nam làm nền tảng;

- Tăng cường hiệu quả liên kết ngành giữa du lịch với các ngành, lĩnh vực khác và liên kết vùng.

Dùng du lịch làm chìa khóa cho chiến lược xây dựng thương hiệu ngành dừa Việt Nam.

Dùng du lịch làm chìa khóa cho chiến lược xây dựng thương hiệu ngành dừa Việt Nam.

Với gần 2.000 năm, khi dừa được nhắc đến trong Đại Việt sử ký toàn thư từ giữa thế kỷ thứ II, khi “Sĩ Nhiếp là Thái Thú của quận Giao Chỉ, đóng đô ở Luy Lâu (thuộc Thuận Thành, Bắc Ninh ngày nay) thường sai sứ sang nước Ngô dâng các thứ hương liệu, vải mịn, kể số hàng nghìn. Các thứ quý lạ như ngọc trai, ốc lớn, lưu ly, đồi mồi, sừng tê, ngà voi cùng các thứ quả lạ như chuối, dừa, long nhãn, không năm nào không tiến, lại cống ngựa hàng mấy trăm con”.

Những địa danh cổ như: Chợ Dừa nay là Ô Chợ Dừa thuộc quận Đống Đa, Hà Nội (có từ sau khi Lý Nam Đế cho xây dựng thành Tô Lịch) hoặc Làng Dừa (nay là làng Giá, Yên Sở, Hoài Đức),…

Dừa trong tranh dân gian Đông Hồ, trong tục ngữ Việt Nam: Lành làm gáo, vỡ làm muôi/Dừa già, bà lim/Tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa/Thiếu đất trồng dừa, thừa đất trồng cau/Đánh chết không chừa, cùi dừa bánh đa,… đã trở thành những triết lý sống mà cha ông chúng ta đã dùng để dạy con cháu làm người cùng những câu chuyện dân gian hết sức nhân văn từ những bó đuốc lá dừa trao nhau lúc lỡ đường của đồng bào Tây Nam bộ.

Hay những bó đuốc lá dừa của đội quân tóc dài Bến Tre đã chiếm được đồn của đối phương mà không cần đến 1 viên đạn, rồi nước dừa thay cho huyết thanh truyền vào máu cho những thương binh ngoài mặt trận, hoặc chỉ 1 trái lựu đạn và 1 lá cờ Mặt trận cắm trên ngọn dừa cũng đánh rơi được trực thăng trinh sát của đối phương trong cuộc kháng chiến để đi đến việc nước nhà được hoàn toàn thống nhất.

Hòa bình lập lại, cây dừa cũng như các loại cây trồng khác, không thể tránh khỏi những bước đi ban đầu vô cùng khó khăn với những máy móc thô xơ, sản phẩm nghèo nàn, chủ yếu phục vụ cho thói quen ăn uống hằng ngày và bài hát “Dáng đứng Bến Tre” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã làm cho cây dừa thức dậy để từng bước khẳng định giá trị của mình khi nước nhà hội nhập quốc tế bước vào cơ chế kinh tế thị trường hết sức năng động nhưng đầy rủi ro.

Dừa cũng đã hằn sâu trong ký ức của người dân Nam bộ qua bài thơ “Dừa ơi” của tác giả Lê Anh Xuân: Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ/Dừa ru tôi giấc ngủ trẻ thơ hoặc bài hát “Cây dừa” của Xuân Hồng: Nhớ khi, những đứa con từ Nam ra Bắc/Cây dừa theo ra với Bác Hồ/Bao nỗi nhớ thương, nhớ thương miền Nam gian khổ/Bác đem dừa trồng ngay trước ngõ,…

Ngoài ra, cây dừa Việt Nam còn có vị trí hết sức quan trọng trong tín ngưỡng dân gian vào những ngày lễ, Tết và đã trở thành tôn giáo mang tên một loài cây duy nhất trên thế giới.

Cây dừa Việt Nam giữ vị trí quan trọng trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Cây dừa Việt Nam giữ vị trí quan trọng trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Nam bộ xưa là vùng đất mới nên đã hội tụ được 3 tôn giáo chính như: Đạo Phật, đạo Thiên Chúa và đạo Hồi, bên cạnh đó còn có Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài, Đạo Dừa ra đời với mục đích hòa đồng tôn giáo đem lại hòa bình, độc lập dân tộc và khuyến khích người đời sống tôn trọng lễ nghĩa và yêu thương nhau, cư xử hòa đồng với nhau.

Đó chính là những câu chuyện tạo nên chuỗi giá trị vô hình của cây dừa Việt Nam để có thể xây dựng thành thành những sản phẩm du lịch cùng với nét đặc trưng của dừa trong ẩm thực Nam bộ, nhằm giới thiệu cho du khách trong và ngoài nước hiểu được hơn sự sáng tạo vô cùng phong phú, đa dạng của những người phụ nữ miền Tây trong việc chăm sóc bữa ăn gia đình cùng các loại bánh trái trong những ngày giỗ chạp, lễ, Tết.

Những câu chuyện của cây dừa Việt Nam qua bao thăng trầm lịch sử và sinh hoạt hằng ngày cho đến hôm nay, từ 1 loại cây trồng trong vườn nhà, trồng làm hàng ranh, trồng để chống xói mòn, qua bao khó khăn vất vả đã trở thành cây công nghiệp chủ lực quốc gia với diện tích ngày càng phát triển trong điều kiện biến đổi khí hậu và được người dân Đồng bằng sông Cửu Long ưu tiên trồng trong điều kiện ngập mặn ngày càng sâu hơn để xây dựng vùng nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến dừa ngày càng phát triển nhằm khẳng định thương hiệu Dừa Việt Nam trên toàn thế giới.

Những câu chuyện tạo nên chuỗi giá trị vô hình của cây dừa Việt Nam.

Những câu chuyện tạo nên chuỗi giá trị vô hình của cây dừa Việt Nam.

Giá trị vô hình của cây dừa Việt Nam chính là nguồn tài nguyên vô cùng phong phú kết hợp với ẩm thực Nam bộ cùng những sản phẩm mỹ nghệ, những sản phẩm từ ngành công nghiệp chế biến dừa sẽ là những câu chuyện vô cùng thú vị nhằm xây dựng thương hiệu cho ngành Dừa Việt Nam.

Đó cũng chính là tăng cường hiệu quả liên kết ngành giữa du lịch với các ngành, lĩnh vực khác và liên kết vùng mà quan điểm của quyết định 509/QĐ-TTg đã được Chính phủ phê duyệt.

Xem thêm
Siêu thị phủ kín hàng Tết, nhiều khuyến mãi khủng

Trước thềm năm mới 2025, sức mua tại các hệ thống siêu thị trên địa bàn TP.HCM khá nhộn nhịp, nhất là hàng Tết.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Agribank Cần Thơ trao thưởng ‘Mở tài khoản Plus, đón vạn đặc quyền’

Ngày 30/12, Agribank chi nhánh TP Cần Thơ tổ chức lễ trao thưởng cho khách hàng may mắn trúng giải từ chương trình 'Mở tài khoản Plus, đón vạn đặc quyền'.

Hà Nội phê duyệt tuyến đường rộng 40m tại quận Bắc Từ Liêm

Hà Nội sắp mở tuyến đường dài 4km, rộng 40m, nối KCN Nam Thăng Long với Vành đai 3.5, đi qua 4 phường ở Bắc Từ Liêm.