| Hotline: 0983.970.780

Du lịch sinh thái miệt vườn gắn với vườn cây ăn trái: Tiềm năng vẫn... ngủ

Thứ Năm 22/04/2010 , 10:54 (GMT+7)

Do thiếu quy hoạch và chưa được đầu tư bài bản nên loại hình du lịch này vẫn còn nhiều hạn chế.

Du lịch sông nước miệt vườn ĐBSCL mang tính đặc thù riêng biệt

Với hệ thống sông ngòi chằng chịt và những vườn cây trái đặc sản xanh mát quanh năm, ĐBSCL có rất nhiều lợi thế để phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, do thiếu quy hoạch và chưa được đầu tư bài bản nên loại hình du lịch này vẫn còn nhiều hạn chế.

Làm gì để phát huy được những tiềm năng thế mạnh này là chủ đề của Hội thảo “Vườn cây ăn trái gắn với phát triển du lịch miệt vườn”, được UBND tỉnh Tiền Giang phối hợp với Bộ VH-TT-DL tố chức hôm qua 21/4, trong khuôn khổ Festival trái cây Việt Nam lần thứ nhất. Hội thảo đã thu hút được sự quan tâm của các nhà quản lý, nhà khoa học, Cty du lịch và các nhà vườn.

Phát biểu khai mạc, PGS. TS Lưu Thanh Đức Hải – Phó trưởng Khoa Kinh tế, Trường ĐH Cần Thơ đã trích dẫn ý kiến của Tổng thư ký Tổ chức du lịch Thế giới Francesco Frannghilli cho rằng: “Du lịch là chìa khóa mang lại sự thịnh vượng cho cả nước giàu lẫn nước nghèo”. Trên cơ sở đánh giá tổng quan về tiềm năng phát triển du lịch sinh thái gắn với vườn cây ăn trái, ông Hải đã nêu lên một số vấn đề then chốt để của các tỉnh ĐBSCL phát triển “ngành công nghiệp không khói”.

Theo ông Hải, nếu chỉ dựa vào lợi thế “trời cho” để làm du lịch là chưa đủ. Các địa phương cần tập trung đầu tư phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật. Tăng cường năng lực chuyên môn đối với đội ngũ lao động trong ngành du lịch. Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch theo hướng đa dạng hóa. Đặc biệt, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá, phát triển thị trường. Tăng cường bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững theo hướng liên kết vùng và phối hợp liên ngành.

GĐ Sở VH-TT-DL Tiền Giang Nguyễn Ngọc Minh chỉ ra những thuận lợi cũng như khó khăn của việc phát triển du lịch sinh thái gắn với vườn cây ăn trái. Ông cho rằng, các tỉnh ĐBSCL có lợi thế là nhiều sông, rạch thuận lợi cho việc đi lại bằng đường thủy. Dọc theo những bờ sông này là các vườn cây ăn trái đặc sản. Hơn nữa, Nam bộ cũng là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, nhiều di tích lịch sử có giá trị, con người phóng khoáng, thân thiện, mến khách.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là chưa có quy hoạch phát triển vườn cây ăn trái gắn với du lịch sinh thái. Làm ăn còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa có vùng chuyên canh để cung cấp sản phẩm được thường xuyên, liên tục. Nhất là, hạ tầng giao thông đến các vùng cây trái đặc sản chưa được đầu tư nhiều. Vì thế khi quy hoạch, phát triển du lịch cần dựa trên lợi thế có tính đặc thù, riêng biệt. Cần hợp tác, liên kết phát triển du lịch vùng với các tỉnh thành lân cận, nhất là với TPHCM.

TS Trần Văn Ngợi - GĐ Ban điều hành dự án phát triển du lịch MeKkong thì cho rằng, khó khăn trong việc phát triển du lịch sinh thái ở ĐBSCL là thiếu “người cầm trịch”. Mà không có tổ chức thì không làm được điều gì cả. Hơn nữa, đội ngũ những người làm du lịch hiện nay vừa thiếu, vừa yếu. Ngành nào cũng vậy, nếu không có đội ngũ nhân lực tốt thì không thể thành công. Cuối cùng là vấn đề nguồn vốn, nhưng theo ông Ngợi, vấn đề này có thể tháo gỡ được.

Ông Lê Văn Hùng – PGĐ Cơ quan đại diện Bộ VH-TT-DL tại TPHCM:

Mới đây, Bộ VH- TT-DL đã phê duyệt “Đề án phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020”. Theo đó, nhu cầu đầu tư cho du lịch giai đoạn từ nay đến 2015 là 959,6 triệu USD. Nhu cầu đầu tư cho du lịch giai đoạn 2016-2020 là 963,7 triệu USD.

Mục tiêu đề ra là đến năm 2015 ngành du lịch của vùng sẽ thu hút 7,7 triệu khách, trong đó có 2,7 triệu khách quốc tế và đến năm 2020, con số này sẽ tăng lên 10,4 triệu, với 3,9 triệu lượt khách quốc tế. Du lịch sẽ giải quyết việc làm cho 236.600 lao động, trong đó có 82.700 lao động trực tiếp.

Tiềm năng du lịch sinh thái của các tỉnh ĐBSCL là rất lớn, ông Trần Duy Phương – PGĐ Sở VH, TT-DL Bến Tre nhấn mạnh. Nếu phát huy được những lợi thế này sẽ thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Thực tế cho thấy, những người làm vườn phát triển du lịch bao giờ cũng ổn định về kinh tế. Nhưng nhìn thấy tiềm năng rồi mà không ai làm. Các Cty du lịch lữ hành thì chờ đợi nhà vườn làm sẵn chỉ việc đưa du khách đến. Còn nhà vườn thì cần khách nên không dám đòi hỏi phía Cty góp sức đầu tư. Thậm chí một số hướng dẫn viên còn yêu cầu nhà vườn phải chi huê hồng cao thì mới đưa du khách tới. Từ đó buộc nhà vườn phải tăng giá cả dịch vụ, làm nản lòng du khách. Thực tế tệ hại này ngày càng phổ biến có thể giết chết ngành du lịch.

Thiếu tính chuyên nghiệp cũng là rào cản phát triển du lịch. Chẳng hạn việc trưng bày hàng hóa, vật phẩm lưu niệm kém khoa học, bao bì, đóng gói thô sơ. Nhiều điểm du lịch không được đầu tư dẫn đến xuống cấp, không như ban đầu, không có gì mới nữa để hút khách đến lần tiếp theo. Đường xá đi lại khó khăn, thiếu cả nước ngọt để phục vụ du khách.

Xem thêm
Tiêu thụ điện lập kỷ lục mới trong những ngày đầu nghỉ lễ

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng tiêu thụ điện ngày cả nước và công suất cực đại hệ thống điện đã đạt kỷ lục mới.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất