| Hotline: 0983.970.780

Dư luận phản ánh tình trạng chạy chọt cửa sau liên quan sách giáo khoa

Thứ Bảy 13/06/2020 , 11:01 (GMT+7)

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy nêu lên hàng loạt vấn đề liên quan sách giáo khoa và giáo dục phổ thông, trong đó đề cập tình trạng chạy chọt cửa sau.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng). Ảnh: Quochoi.vn.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng). Ảnh: Quochoi.vn.

Các hạn chế về vấn đề này được bà Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) đưa ra bao gồm, đến thời điểm này, Bộ GD-ĐT không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ biên soạn một bộ sách giáo khoa như Nghị quyết 88 đã giao.

"Biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa bằng ngân sách Nhà nước hiện nay vừa không cần thiết, vừa không bảo đảm chất lượng và sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chủ trương xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa", đại biểu đoàn Đà Nẵng nhấn mạnh.

Ngoài ra, Nghị quyết 88 cũng cho phép các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn sách giáo khoa và có Thông tư 01 của Bộ GD-ĐT hướng dẫn thực hiện, tuy nhiên, các cử tri ngành giáo dục phản ánh ở nhiều địa phương, quyền lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục không được tôn trọng.

"Dư luận cũng phản ánh một số hiện tượng chạy chọt cửa sau. Bộ GD-ĐT chưa làm đúng vai trò thanh tra, kiểm tra và chấn chỉnh các hiện tượng lệch lạc này", bà Nguyễn Thị Kim Thúy cho biết.

Theo đại biểu này, để thực hiện thành công việc đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông, đại biểu kiến nghị 3 vấn đề với Chính phủ, Bộ GD-ĐT, các bộ liên quan và UBND các địa phương.

Thứ nhất, thực hiện đúng và đầy đủ vai trò quản lý Nhà nước trong xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch tập huấn giáo viên, triển khai đánh giá kết quả chương trình sách giáo khoa mới ở lớp 1 và các lớp khác, xem xét việc kê giá sách giáo khoa hàng năm của các nhà xuất bản để đảm bảo giá cả hợp lý.

Bên cạnh đó, tăng cường vai trò quản lý, điều tiết của Nhà nước là điều kiện để việc xã hội hóa biên soạn, xuất bản sách giáo khoa phát triển đúng hướng, ngày càng có chất lượng và hiệu quả.

Thứ hai, bảo đảm điều kiện về nhân lực, kinh phí và cơ sở vật chất để triển khai chương trình sách giáo khoa mới. Hiện nay, còn nhiều địa phương chưa đủ phòng và giáo viên để đáp ứng tình trạng quá đông học sinh, nhiều địa phương cũng không tuyển đủ giáo viên ngoại ngữ, tin học.

Cuối cùng, cần tạo tâm thế phấn khởi sẵn sàng đổi mới cho đội ngũ giáo viên trước cuộc đổi mới quan trọng trong giáo dục phổ thông. 

"Tôi tán thành việc Quốc hội chấp thuận với đề nghị của Chính phủ không tổ chức biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa mới bằng kinh phí ngân sách Nhà nước và giao Chính phủ đàm phán lại với Ngân hàng thế giới để sử dụng nguồn vốn này vào việc khác thiết thực, hiệu quả hơn", đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy kết thúc phần phát biểu của mình.

Xem thêm
Thủ tướng: Việt Nam, Ba Lan tìm ra con đường tốt nhất để hợp tác

Chia sẻ về quan hệ Việt Nam - Ba Lan, Thủ tướng nói trong khó khăn, hai bên vẫn tìm ra được con đường tốt nhất để đến với nhau, hợp tác và phát triển.

Sự cố vỡ đê làm ngập một nửa diện tích cồn Hô

Trà Vinh Do triều cường cao làm vỡ 17m bờ bao cồn Hô, huyện Càng Long, khiến 12ha vườn cây ăn trái của 11 hộ dân bị ngập, tương đương một nửa diện tích của cồn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Những làng đào lặng lẽ ở đất Cảng

Các làng trồng đào Tết 2025 tại Hải Phòng mất mùa do bão số 3, hàng khan hiếm nhưng thời tiết thuận lợi, dự kiến hoa đẹp hơn so với mọi năm.