| Hotline: 0983.970.780

Tăng giá sách giáo khoa - phụ huynh lo lắng

Thứ Hai 30/03/2020 , 10:10 (GMT+7)

Cả 5 bộ sách giáo khoa được phê duyệt sử dụng trong chương trình phổ thông mới đều được các nhà xuất bản xác định giá cao hơn so với sách giáo khoa hiện hành.

Giá bán kê khai cao gấp 3-4 lần

Cụ thể, giá sách giáo khoa (SGK) mới đang được các nhà xuất bản kê khai cao gấp 3-4 lần. Trong khi bộ SGK lớp 1 hiện hành được bán với giá 54.000 đồng/bộ thì mức giá của 4 bộ SGK mới do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn được phê duyệt sử dụng trong chương trình phổ thông triển khai từ năm học 2020-2021 lần lượt là:

Bộ SGK Kết nối tri thức với cuộc sống, gồm 10 cuốn có giá 179.000 đồng.

Bộ SGK Chân trời sáng tạo, gồm 9 cuốn có giá 186.000 đồng.

Bộ SGK Cùng học để phát triển năng lực, gồm 10 cuốn có giá 194.000 đồng.

Bộ SGK Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục, gồm 9 cuốn có giá 189.000 đồng.

Cả 5 bộ sách giáo khoa (SGK) đều tăng giá bán. Ảnh: KĐ.

Cả 5 bộ sách giáo khoa (SGK) đều tăng giá bán. Ảnh: .

Còn Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP HCM cũng xác định bộ SGK Cánh diều, gồm 8 cuốn có giá 199.000 đồng.

Như vậy, cả 5 bộ SGK được phê duyệt sử dụng trong chương trình phổ thông mới đều được các nhà xuất bản xác định giá cao hơn so với sách giáo khoa hiện hành.

Ngoài ra, các nhà xuất bản cũng kê khai giá sách giáo khoa tiếng Anh (môn học tự chọn) có giá từ 45.000 - 99.000 đồng/cuốn. 

Tóm lại, để mua được một bộ sách giáo khoa mới lớp 1 cho con, trung bình mỗi phụ huynh sẽ phải bỏ ra từ 250.000-300.000 đồng, số tiền cao gấp 5-6 lần mức giá SGK hiện hành.

Điều này khiến các bậc phụ huynh tỏ ra lo lắng. Chị Nguyễn Thu Hà ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết: “Đối với SGK thực ra không có gì để tăng giá, sách của các con chỉ là những sách cơ bản, không có gì để nâng cao lên nữa để tăng giá. Ví dụ như học sinh muốn kiến thức nâng cao thì lại mua sách nâng cao, phụ vụ cho nhu cầu của bản thân”.

Theo chị Hà, nếu tăng, giá SGK lên cao gấp 5-6 lần thì nhiều nhà bố mẹ chưa có điều kiện, có đến 3 con, thì không thể nói là không tốn kém.

Trong khi đó, nội dung sách giáo khoa còn thay đổi thường xuyên. “Thậm chí khi học các con còn phải viết, sửa luôn vào trong sách, vì thế không có chuyện đứa trước để lại cho đứa sau học. Chính vì thế chị thấy việc giữ nguyên giá không tăng sách là nên làm”, phụ huynh quận Thanh Xuân bày tỏ.

Cần xem xét thấu đáo việc tăng giá

Lý giải về việc tăng giá bán SGK, các nhà xuất bản đưa ra nhiều lý do như về chi phí tổ chức bản thảo, tăng cường kênh hình, hình ảnh hoá nội dung với hệ thống hình ảnh minh họa phong phú, hấp dẫn, sách giáo khoa mới lớp 1 được thực hiện in ấn công phu, với khổ sách lớn hơn. Cùng với đó là chất lượng giấy và yêu cầu kĩ thuật in cũng được nâng lên nhằm đảm bảo chất lượng hình ảnh và bảo vệ thị lực cho học sinh. Điều này cũng khiến sách mới có giá cao hơn sách giáo khoa hiện hành.

Nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng khi giá sách giáo khoa tăng giá. Ảnh: KĐ.

Nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng khi giá sách giáo khoa tăng giá. Ảnh: .

Theo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, để xây dựng giá bán cho các bộ SGK mới này, đơn vị đã thực hiện các bước theo quy định hiện hành của Luật Giá. Cụ thể, giá bán các bộ SGK nêu trên được hình thành từ các yếu tố cấu thành cơ bản như số cuốn trong bộ SGK lớp 1; chi phí tổ chức bản thảo; chi phí vật tư, công in; Chi phí lưu thông, bán hàng; Tích hợp công nghệ 4.0; Nguồn vốn biên soạn SGK.

Ông Bùi Sĩ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề Quốc hội cho rằng, cần xem xét thấu đáo các nguyên nhân của việc tăng giá bán SGK.

Tuy nhiên, ông khẳng định: “Về nguyên tắc là không tăng giá bán SGK”. Điều này cũng phù hợp với thông điệp của Bộ Tài chính đã gửi đến các nhà xuất bản trước đó.

Liên quan đến việc tăng giá bán SGK, chia sẻ với Báo NNVN, đại diện Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên Nhi đồng Quốc hội cho biết, thời gian tới, Ủy ban sẽ yêu cầu Bộ GD-ĐT giải trình rõ về việc này.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.