| Hotline: 0983.970.780

Đề xuất cho thuê sách giáo khoa

Thứ Tư 01/04/2020 , 05:40 (GMT+7)

Đó là ý kiến của bà Ngô Thị Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên Nhi đồng của Quốc hội.

Bà Ngô Thị Minh,  Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên Nhi đồng của Quốc hội.    Ảnh: Văn phòng Quốc hội.

Bà Ngô Thị Minh,  Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên Nhi đồng của Quốc hội.    Ảnh: Văn phòng Quốc hội.

Trao đổi với PV Báo NNVN, đại biểu Quốc hội Ngô Thị Minh cho biết: “Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên Nhi đồng của Quốc hội chuẩn bị có cuộc làm việc với Bộ GD-ĐT về sách giáo khoa (SGK)”.

Xoay quanh vấn đề giá SGK, theo bà Minh, có nhiều vấn đề, trong đó có giá bán sách. Trong khi bộ SGK của Bộ GD-ĐT theo Nghị quyết 88 không biên soạn được, thì 5 bộ SGK xã hội hóa đầu tiên đã ra đời. Bộ sách được đánh giá là quy tụ và tập trung toàn bộ các nhà khoa học có tên tuổi, các nhà khoa học đầu ngành về biên soạn SGK.

“Tôi được biết 5 bộ sách này rất công phu. Kích cỡ to hơn sách trước, trong màu còn có cả kiến thức nữa. Đó là kiến thức chọn màu nào mà mình in theo kiểu cũ thì nó lại không đáp ứng được kiến thức trong đấy. Nay in 4 màu thì khác với in 2 màu đen trắng, giá thành sẽ đắt hơn. Muốn cho học sinh học thẩm mỹ đẹp thì cũng phải tăng phần trăm hơn một chút chứ không thể y sì như giá cũ”, bà Minh nói.

Thứ hai, theo bà Ngô Thị Minh, trách nhiệm của Nhà nước cũng phải rõ ràng. Ví dụ Nhà nước có thể thể hiện trách nhiệm của mình với những đối tượng là hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn…

“Thế rồi có thể nguồn tiền không biên soạn bộ sách ấy đã vay của Ngân hàng Thế giới thì xem quan điểm của Nhà nước như thế nào? Có thể tạo điều kiện để các trường mua rồi cho thuê lại hoặc là cho học sinh thuộc diện mình phải chăm lo thì cho mượn rồi cuối năm thu lại. Còn những gia đình có điều kiện thì họ tự mua SGK cho con cái”, bà Ngô Thị Minh đề xuất.

Một điều đại biểu Quốc hội Ngô Thị Minh băn khoăn đó là: Không biết Bộ Tài chính quy định giá bán như thế nào, có theo đề xuất của Bộ GD-ĐT hay không? Bộ Tài chính căn cứ vào đâu mà yêu cầu giữ nguyên giá bán như cũ? Bộ Tài chính có thông báo trước cho các đơn vị xuất bản không?

Theo vị đại biểu Quốc hội này, nếu Bộ Tài chính cứng quá thì sẽ "bóp chết" xã hội hóa vừa mới manh nha. Còn phía Bộ GD-ĐT dựa vào đâu để nâng giá cao hơn như hiện nay? Cần phải hài hòa lợi ích chung, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng chứ không thể thả nổi vấn đề giá bán SGK như các mặt hàng khác được. Từ đó, bà đề xuất: “Cho thuê SGK tại các trường học đó cũng là một cách”.

“Nếu Bộ Tài chính quy định không tăng giá bán SGK thì Bộ có thông báo trước với các nhà xuất bản và các đơn vị xã hội hóa SGK hay không? Đứng về phía các nhà xuất bản không thể thu hồi vốn ngay được và không thể coi SGK là sản phẩm thương mại được mà phải có lộ trình thu hồi vốn như thế nào để hài hòa lợi ích của nhiều bên”, vẫn theo bà Ngô Thị Minh.

Theo chia sẻ của bà Ngô Thị Minh, Quốc hội sẽ đề nghị Bộ GD-ĐT phải báo cáo vì đến thời điểm này đã muộn quá rồi. “Đợt tới này, Bộ GD-ĐT phải báo cáo với Quốc hội việc này”, đại biểu Quốc hội Ngô Thị Minh bày tỏ.

Ở góc độ khác, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam lý giải việc tăng giá như sau: SGK mới lớp 1 được thực hiện in ấn công phu, với khổ sách lớn hơn (19 x 26,5cm) nhằm chuyển tải được những đổi mới về nội dung, hình thức SGK theo định hướng phát triển năng lực như việc tăng cường kênh hình, hình ảnh hoá nội dung với hệ thống hình ảnh minh họa phong phú, hấp dẫn. Chất lượng giấy và yêu cầu kĩ thuật in được nâng lên nhằm đảm bảo chất lượng hình ảnh.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Làng Nủ trước ngày khánh thành

40 ngôi nhà mới sẽ được bàn giao cho các hộ dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) vào ngày 15/12 sau gần 3 tháng thi công.