Hai mục tiêu chính
Ngày 3/12, tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT phối hợp IFAD tổ chức hội thảo khởi động dự án nêu trên.
Ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng, Chánh văn phòng Văn phòng điều phối NTM Trung ương (đơn vị chủ trì) cho biết, dự án sẽ được thực hiện trong hai năm 2019 - 2020.
Ông Nguyễn Minh Tiến phát biểu tại hội thảo. |
Qua đó tăng cường hơn nữa liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, thực hiện công tác marketing tổng thể trên phương diện quốc gia.
Theo ông Tiến, thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp đã tạo nên một khu vực nông thôn có nhiều đổi thay rõ nét, kết cấu hạ tầng phát triển mạnh mẽ. Chính vì vậy, cần phải tăng cường thông tin về các sản phẩm đặc sản các vùng, miền vào chương trình quảng bá du lịch cả trong nước và quốc tế.
Với dự cần thiết kể trên, dự án sẽ tập trung vào hai mục tiêu chính. Một là, tăng cường tiếp cận thị trường và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn thông qua việc thiết lập cổng thông tin điện tử hỗ trợ tiếp cận thị trường.
Đặc biệt, sẽ xây dựng mô hình thí điểm "Kênh hỗ trợ thương mại điện tử các sản phẩm OCOP" trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM và Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Từ đó hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất và thương mại các sản phẩm hàng hóa dịch vụ tại khu vực nông thôn.
Xây dựng sàn điện tử
Để triển khai, hiện nay dự án đang tiến hành khảo sát và đánh giá nhu cầu về sử dụng các nền tảng công nghệ thông tin phục vụ thương mại điện tử các sản phẩm OCOP.
Trong đó, tập trung điều tra khảo sát các đối tượng là người sản xuất nhỏ, HTX, doanh nghiệp tham gia Chương trình OCOP tại một số địa phương. Khảo sát các hệ thống thông tin điện tử cũng như hệ thống cung cấp thông tin điện tử đang có sẵn tại các địa phương.
Sản phẩm cá trắm đen sông Đà của tỉnh Hòa Bình. |
Thông qua đó, sẽ xây dựng cổng thông tin điện tử hỗ trợ tiếp cận thị trường cho các sản phẩm OCOP. Cổng thông tin điện tử hỗ trợ tiếp cận thị trường này có thể được vận hành trên máy tính và các thiết bị di động (điện thoại, máy tính bảng…) có thể kết nối, gắn kết với các hệ thống cung cấp thông tin hiện hữu tại địa phương.
Cụ thể, dự kiến vào Quý I/2020, dự án sẽ thí điểm thành lập kênh hỗ trợ thương mại điện tử cho các sản phẩm OCOP thuộc Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương và Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh (thí điểm Hà Tĩnh, Bắc Kạn và Bến Tre).
Đại diện Văn phòng điều phối NTM tỉnh Bến Tre cho biết, qua theo dõi, mục tiêu của dự án đã rất rõ ràng, cụ thể. Việc cần thiết hiện nay là đẩy mạnh sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương. Làm sao để ứng dụng hiệu quả kênh thương mại điện tử. Hy vọng trang web này kết nối, tích hợp với các website của ngành nông nghiệp để hoạt động hiệu quả, đồng bộ.
"Bước đầu, phải tính toán làm sao cho dự án đơn giản, dễ khai thác để người dân tiếp cận nhiều hơn công nghệ thông tin", đại diện tỉnh Thanh Hóa nêu ý kiến.
Bên cạnh công nghệ, dự án cũng sẽ tập trung nâng cao năng lực cho cán bộ, người sản xuất, HTX và doanh nghiệp nông thôn tham gia chuỗi thương mại điện tử sản phẩm OCOP. Đồng thời xây dựng giáo trình đào tạo trực tuyến về phát triển các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ OCOP. |