| Hotline: 0983.970.780

Dùng thóc gạo làm TĂCN - Lợi không?

Thứ Sáu 12/10/2012 , 09:29 (GMT+7)

Có thể sử dụng thóc gạo để thay thế 1 triệu tấn ngô VN phải nhập khẩu hàng năm cho chăn nuôi hay không? Vấn đề này vẫn đang được ngành nông nghiệp nghiên cứu. Để rộng đường, NNVN xin tiếp tục đưa ra những ý kiến có tính trái chiều của các chuyên gia...

Có thể sử dụng thóc gạo để thay thế 1 triệu tấn ngô VN phải nhập khẩu hàng năm cho chăn nuôi hay không? Vấn đề này vẫn đang được ngành nông nghiệp nghiên cứu. Để rộng đường, NNVN xin tiếp tục đưa ra những ý kiến có tính trái chiều của các chuyên gia ngành chăn nuôi, mong muốn phần nào gợi mở thêm…

>> Lúa khó thay ngô
>> Trồng lúa làm thức ăn chăn nuôi: Tại sao không?

Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hội Chăn nuôi VN: “Thị trường khó chấp nhận”

Theo ông Nguyễn Đăng Vang, VN là nước có thế mạnh rất lớn về sản xuất lúa gạo, nhiều năm qua XK gạo luôn đứng thứ 2 thế giới với 4 triệu ha đất lúa, 7,3 triệu ha canh tác, sản xuất 42 triệu tấn lương thực mỗi năm. Vì thế, đã có ý kiến tại sao VN không tận dụng ưu thế này, thay vì phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu TĂCN của nước khác.

Với kinh nghiệm hàng chục năm nghiên cứu, quản lý lĩnh vực chăn nuôi, ông nhận thấy đề xuất dùng lúa gạo thay ngô có khả thi không?

Tôi được biết một số ý kiến đề nghị VN nên phát triển siêu lúa, năng suất trung bình ít nhất đạt 7 – 8 tấn/ha để sử dụng làm TĂCN (tức giá trị tương đương với ngô).

Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, giữa ngô và lúa thì người chăn nuôi sẽ sử dụng ngô, bởi lẽ: protein trong ngô là 10,5% còn lúa chỉ có 7%, nếu tách trấu chỉ lấy gạo thì protein trong gạo cũng chỉ đạt 8%. Thứ hai, gia súc gia cầm ăn ngô thì thịt của nó sẽ có màu hấp dẫn, còn ăn gạo thịt sẽ màu sáng, đây là bất lợi do người tiêu dùng không quen. Thứ ba, khi gạo tách ra như vậy rất dễ bị mốc (còn ngô ngược lại), dễ gây bệnh cho vật nuôi, tỷ lệ sống và tỷ lệ đẻ trứng sẽ giảm đi. Vì thế, để dùng gạo thay thế cho ngô, theo tôi khả năng thị trường sẽ khó chấp nhận.

Như ông nói, có nghĩa ngành chăn nuôi VN sẽ mãi phải chấp nhận phụ thuộc vào nguồn ngô nhập khẩu?

Hiện tại VN nhập khoảng 1 triệu tấn ngô/năm (trị giá 7.000 tỷ), nhưng trong vòng 5 năm tới có thể lên tới 2 triệu tấn ngô/năm (trị giá 14.000 tỷ quy thời giá hiện tại). Đây là số tiền khá lớn mà ta cần nghiên cứu thay thế bằng các giống ngô lai trồng trong nước, như ở Đồng Nai, Gia Lai, Đắk Lắk, An Giang… đạt trung bình 7 tấn/ha. Với giá bán hiện nay, nông dân có thể thu xấp xỉ 50 triệu đồng/ha/vụ ngô, hiệu quả khá cao.

Vì thế có thể khuyến khích họ chuyển đổi các cây trồng khác sang trồng 150.000 ha ngô lai ta sẽ có 1 triệu tấn ngô thay thế nhập khẩu. Trong tương lai có thể tăng lên 300.000 ha để sản xuất 2 triệu tấn ngô, đáp ứng nhu cầu về TĂCN sẽ tăng gấp đôi trong 5 năm tới. 

Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi: “Ông cha ta đã chứng minh là được!”

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, thực tế từ xưa đến nay, ông cha ta đã sử dụng khá nhiều thóc gạo làm TĂCN, vấn đề ở đây là khi chuyển sang quy mô lớn công nghiệp cần nghiên cứu thật kỹ để đạt hiệu quả cao nhất.

Dựa vào đâu ông cho rằng, nguồn ngô nhập khẩu có thể thay thế bằng việc tận dụng thế mạnh sản xuất lúa gạo nghìn đời của ông cha ta?

VN hàng năm nhập rất nhiều nguyên liệu TĂCN, trong đó việc nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn ngô, 1 triệu tấn lúa mì mỗi năm thì cần xem xét thay thế bằng gạo được không? Quan điểm của tôi, chúng ta nên tăng cường sử dụng thóc gạo để thay thế sẽ hiệu quả hơn.

Vì sao? Cha ông ta từ xa xưa đã làm điều này rồi, cám gà hay cám lợn vẫn sử dụng từ lúa gạo đấy chứ. Nhưng vấn đề đặt ra là chuyển sang làm nguyên liệu TĂCN công nghiệp thì ta chưa tận dụng được, chủ yếu vẫn tập trung cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Khi lúa gạo trở thành lợi thế xuất khẩu thì nó đã chiếm mất ưu thế để sử dụng làm TĂCN rồi.

 Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi xuất khẩu gạo của nhiều nước trỗi dậy, lúc đó có thể một lượng thóc gạo của VN sẽ được chuyển sang làm TĂCN. Chúng tôi cũng đề nghị các cơ quan nghiên cứu làm rõ cơ sở khoa học việc sử dụng thóc gạo làm TĂCN hiệu quả ra sao. Nghiên cứu khẩu phần ăn làm sao tối ưu hóa các chất dinh dưỡng phù hợp với gia súc, gia cầm thay thế cho ngô và lúa mì nhập khẩu.

Nhưng có ý kiến cho rằng, thóc gạo kém dinh dưỡng hơn và không tạo màu vàng đẹp mắt cho con gia cầm như ngô, vì thế sẽ khó tiêu thụ?

Cái đó thì đúng về mặt tâm lý vì người tiêu dùng VN từ xưa đến nay thích màu sắc như lòng trứng phải đỏ, miếng thịt heo phải đỏ, da con gà phải có màu vàng đẹp. Vậy nhưng ở những nước như châu Âu hay Mỹ thì khác, họ không mấy quan tâm đến màu sắc, toàn ăn gia cầm và trứng có màu trắng. Điều họ quan tâm là dinh dưỡng phải cao.

Nhưng quả thật đây cũng là một bất lợi nếu lấy thóc gạo thay cho ngô. Tuy nhiên, nếu muốn thì ta có thể bổ sung thêm thành phần sắc tố (ví dụ như sắc tố thực vật Carotenoid) để con gà khi ăn vào có màu sắc đẹp như ăn ngô.

 Còn chuyện gạo có đủ dinh dưỡng hay không? Theo tôi, nếu ta bóc vỏ trấu đi (vì khó tiêu hóa) để lấy sản phẩm gạo lứt thì giá trị dinh dưỡng cũng rất cao. Nếu so giá thành thì để sản xuất ra 1 kg gà, dùng ngô hay gạo đều bỏ ra số tiền tương đương. Ví dụ, giá trị dinh dưỡng của gạo lứt bằng khoảng 80% so với ngô, nhưng giá thành gạo lại rẻ hơn ngô 20%. Nếu chúng ta nghiên cứu trồng loại lúa siêu năng suất để làm TĂCN thì chắc chắn sẽ hiệu quả, hạn chế được rất lớn việc mỗi năm VN phải bỏ nguồn ngoại tệ lớn để nhập khẩu ngô, lúa mì.

Lợi thế nữa là dân ta từ xưa đến nay đã quen trồng lúa, giờ đề nghị chuyển đổi sang cây trồng khác khó lắm. Vì thế, một mặt vẫn khuyến khích dân trồng ngô, nhưng quan trọng hơn là ta biết sử dụng ưu thế trồng lúa nghìn đời của cha ông với diện tích tới 4 triệu ha để tăng hiệu quả cho ngành chăn nuôi.

Ngoài ra, cần tuyên truyền để thay đổi thói quen thích màu sắc trên thực phẩm của người tiêu dùng, quan trọng vẫn là dinh dưỡng. Hiện nhiều nước quanh ta cũng sử dụng một phần gạo để làm TĂCN như Ấn Độ, Trung Quốc… đấy chứ, tại sao VN lại không thể?

Xem thêm
Lưu ý khi bón phân cho cây mía ở vùng đất phụ thuộc vào ‘nước trời’

Miền Trung và khu vực giáp ranh đã bắt đầu vào vụ mía mới 2023 - 2024, giá mía khởi sắc khiến bà con nơi đây thêm phần phấn khởi với loài cây lắm 'truân chuyên' này...

Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE sản xuất theo công nghệ mới

Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE là sản xuất theo công nghệ mới, diệt trừ được nhiều loại cỏ như đuôi phụng, lồng vực, cháo, chác, rau mác, rau mương... rất an toàn.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm