| Hotline: 0983.970.780

Đường băng sân bay Benghazi của Libya bị phá hỏng

Thứ Tư 23/02/2011 , 11:23 (GMT+7)

Trong khi đó, nhiều nước như Italy, Pháp, Nga, Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Ukraine... đã lên kế hoạch sơ tán công dân khỏi Libya.

Ngoại trưởng Ai Cập Ahmed Aboul Gheit cho biết các đường băng tại sân bay Benghazi của Libya đã bị phá hỏng trong các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh nước này, khiến các chuyến bay dân sự không thể cất cánh hay hạ cánh tại đây.

Biểu tình tại thủ đô Tripoli, Libya.

Một nguồn tin an ninh cùng ngày cho biết Ai Cập đã tăng cường hiện diện quân sự tại biên giới với Libya nhằm đối phó với dòng người tị nạn và giúp công dân của nước này sơ tán khỏi Libya.

Nguồn tin này còn cho biết quân đội Ai Cập đã cử thêm các đơn vị tới để đảm bảo an ninh dọc biên giới phía Bắc của nước này, khu vực giáp với Libya nhằm tạo điều kiện cho công dân nước này trở về an toàn.

Trong khi đó, nhiều nước như Italy, Pháp, Nga, Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Ukraine... đã lên kế hoạch sơ tán công dân khỏi Libya. Bộ Ngoại giao Italy ngày 21/2 cho biết nước này đã sẵn sàng thực hiện một kế hoạch sơ tán khẩn cấp cho 1.500 người Italy đang có mặt ở Libya nếu tình hình ở quốc gia châu Phi này trở nên xấu hơn. Pháp cũng cho biết sẽ cử 3 máy bay quân sự tới Libya để sơ tán công dân về nước.

Trong khi đó, Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc Navi Pillay ngày 22/2 đã kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra quốc tế về hành vi trấn áp của các lực lượng an ninh Libya đối với người biểu tình.

Cùng ngày, Tổng Thư ký Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC) Ekmeleddin Ihsanoglu đã lên án sự đàn áp các cuộc biểu tình ở Libya và kêu gọi chế độ của Tổng thống Moamer Kadhafi chấm dứt "nhằm vào những người dân Libya vô tội." Ông Ihsanoglu cho rằng giới chức Libya cần đáp ứng các yêu cầu của người biểu tình thông qua "các biện pháp hòa bình và đối thoại nghiêm túc."

Trong một diễn biến liên quan, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cho biết Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng sẽ nhóm họp trong ngày 22/2 để thảo luận về tình trạng bất ổn ngày một gia tăng tại Libya. Cuộc họp dự kiến sẽ diễn ra lúc 14 giờ GMT.

Liên đoàn Arập cũng cho biết sẽ nhóm họp khẩn cấp trong ngày 22/2 tại Cairo vào lúc 15 giờ GMT.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ùn tắc bến phà ra đảo Cát Bà dịp 30/4 và 1/5

HẢI PHÒNG Ngày 28/4, hàng nghìn người đã ùn ùn đổ về bến phà Đồng Bài để ra đảo Cát Bà khiến giao thông tắc nghẽn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm