| Hotline: 0983.970.780

Dương Đức Hiền, thủ lĩnh thanh niên uy quyền

Thứ Tư 23/03/2016 , 07:05 (GMT+7)

Nhân kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2016), Báo NNVN giới thiệu một số gương mặt thủ lĩnh đoàn có lý tưởng, dấn thân để thanh niên tin theo...

Dương Đức Hiền - Chủ tịch Tổng hội sinh viên Đông Dương như người huynh trưởng dẫn đường cho lớp lớp sinh viên tin theo.

Uy quyền, trách nhiệm

Trên báo Thanh Nghị năm 1942 viết: “Ở trường, anh [Dương Đức] Hiền chỉ là một người bạn, một người bạn ít tuổi hơn nhiều anh em khác. Ở đây, anh là người cầm đầu: có uy quyền, có trách nhiệm; mệnh lệnh của anh được anh em thận trọng tuân theo...”.

Còn ông Nguyễn Văn Hướng (tức Trần Vĩnh Uy), nguyên Bí thư Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam nhớ lại: “Anh Dương Đức Hiền đã được nhiều người biết đến. Sôi nổi, nhiệt tình tham gia và xúc tiến các hoạt động yêu nước của sinh viên, học sinh những năm 1940”.

Vào học trường Đại học Luật Đông Dương năm 1937, tốt nghiệp năm 1940, nhưng Dương Đức Hiền không ra làm việc với chính quyền Pháp thực dân thuộc địa. Ông ở lại trường với tư cách sinh viên cao học, để tiếp tục hoạt động trong giới sinh viên. Trong hai năm học (1942 - 1944), Dương Đức Hiền chính thức trở thành người Hội trưởng có tiếng của Tổng hội Sinh viên Đông Dương.

Tổng hội sinh viên và Dương Đức Hiền đã tổ chức cho tuổi trẻ và anh chị em sinh viên đi về thăm các di tích lịch sử đấu tranh giữ nước dựng nước của tổ tiên: Đền Hùng, sông Bạch Đằng và Kiếp Bạc, Cổ Loa, đền Lý Bát Đế, Hoa Lư, Chi Lăng, Côn Sơn, làng Phù Đổng…

Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh, nguyên Phó Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam cho rằng: “Các bạn tắm tuổi trẻ của mình vào ngọn nguồn trong lành của đất nước, được học thêm nhiều bài học yêu nước”.

Dương Đức Hiền là người đề xướng cho Tổng hội mở nhiều cuộc nói chuyện nhằm nâng cao trình độ hiểu biết văn hóa lịch sử cho anh chị em sinh viên và thanh niên trí thức. Đặng Ngọc Tốt nói về “Con đường thanh niên”, rồi nói về “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Ngọc Minh về “Trận chiến Bạch Đằng”, Huỳnh Văn Tiểng về “Mụch đích Tổng hội sinh viên”, Vũ Đình Liên về “Ngoảnh nhìn lại giang sơn”, Nguyễn Đình Thi về “Tính dân tộc trong ca dao Việt Nam”, Xuân Diệu về “Sinh viên với tiếng Việt”... Có câu chuyện nói ở đại giảng đường đại học hoặc ở rạp hát của Hà Nội. Có câu chuyện nói ở Nhà hát Lớn Sài Gòn.

Các bài hát yêu nước của các sinh viên Lưu Hữu Phước, Hoàng Gia Lịch, Nguyễn Thành Nguyên... ra đời trong niềm tin yêu vô hạn của toàn dân và của anh chị em thanh niên.

"Sinh viên hành khúc" (Này sinh viên ơi đứng lên đáp lời sông núi) xung quanh ngày Tổng khởi nghĩa, thay đổi một đôi lời nhỏ, đã thành bài hát "Tiếng gọi thanh niên" đầy tự hào của dân tộc; rồi "Bạch Đằng Giang", "Đi hội đền Hùng", "Ải Chi Lăng", "Hận sông Gianh", "Việt nữ gọi đàn", "Thiếu nữ Việt Nam", "Khải hoàn ca", "Người xưa đâu tá", "Hồn tử sĩ", "Ta cùng đi", "Suối Lồ Ô", "Lên đàng", phần nhạc vở ca kịch "Tục lụy" của Thế Lữ...

Nơi thao diễn của tuổi trẻ

Dương Đức Hiền (1916 - 1963) quê thôn Linh Quy, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Ông là Đại biểu Quốc hội khóa I, II (1946-1963); Ủy viên Ủy ban Thường trực Quốc hội khóa I và khóa II; Tổng Thư kí sáng lập Đảng Dân chủ Việt Nam (1944-1957); Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Liên Việt (nay là MTTQ Việt Nam)...

Dương Đức Hiền cùng các bạn tâm huyết nhất trong Tổng hội đã động viên sinh viên sáng tác những vở kịch lịch sử và dựng lên ở sân khấu các thành phố lớn những vở kịch yêu nước.

Các kịch bản và các buổi công diễn đã làm sôi động tinh thần và ý thức của đông đảo người xem thuộc mọi lứa tuổi, gây tiếng vang tại khắp ba kỳ. Kịch cũng nhắc nhở yêu dân, yêu nước, đoàn kết một lòng, đấu tranh cho độc lập, phụng sự quốc gia, tất cả vì dân tộc, vì truyền thống bốn ngàn năm.

Các vở có thể kể là “Đêm Lam Sơn”, “Nợ Mê Linh”, “Hội nghị Diên Hồng” của Huỳnh Văn Tiểng, hoạt cảnh “Sinh viên qua các thời đại”, vở ca kịch “Tục lụy” của Thế Lữ... cũng thúc giục đã nổi gió của các tâm hồn tuổi trẻ.

Dương Đức Hiền là một trong những người quyết tâm nhất ở việc mở các trại thanh niên và sinh viên tại Bắc Trung Nam: trại Bằng Trì, gần Sầm Sơn (1941), trại Tương Mai, gần Hà Nội (1942), trại Khương Hạ, gần Hà Nội (1943), trại Suối Lồ Ô ở Nam Bộ (1943). Các trại Bằng Trì, Tương Mai và Khương Hạ đều do Dương Đức Hiền làm trại trưởng, đã nêu một tấm gương về kỷ luật của trại viên. Những hoạt động của trại làm cho sinh viên làm quen với lao động chân tay (cày cuốc, khuân vác, lội bùn...) để tự rèn luyện.

14-50-51_duong-duc-hien-thnh-thuy
Ông bà Dương Đức Hiền - Thanh Thủy (ảnh: Dương Thanh Mai)

Cùng với đó là các hoạt động tìm hiểu nông thôn và các vấn đề của nông thôn; khám bệnh và phát thuốc cho nhân dân; tổ chức các cuộc nói chuyện cho dân làng nghe để lôi cuốn thanh niên địa phương vào hoạt động truyền bá vệ sinh, truyền bá quốc ngữ, mục đích sâu xa hơn nữa là tuyên truyền yêu nước...

Vì vậy, viết về trại Bằng Trì trên báo Thanh Nghị tháng 8/1941, cựu Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Phan Anh đã ví von đây “là nơi thao diễn của tuổi trẻ, cần lao, chân đạp đất, đầu đội trời, rèn đúc tính tình, chí khí...”.

Bộ trưởng Bộ Thanh niên

Ngày 28/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh về Hà Nội, cải tổ Ủy ban Dân tộc giải phóng (một số Đảng viên Đảng Cộng sản chuyển công tác khác) thành Chính phủ Lâm thời với 13 Bộ. Dương Đức Hiền được cử làm Bộ trưởng Bộ Thanh niên. Tháng 3/1946, Bộ Thanh niên giải thể, Dương Đức Hiền làm Tổng Giám đốc Nha Thanh niên và Thể dục (thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục)...

Nhắc đến thủ lĩnh thanh niên Dương Đức Hiền không thể quên người bạn đời của ông, nhà báo Thanh Thủy (tên khai sinh là Nguyễn Thị Khánh Thuận). Xuất thân trong một gia đình quan lại cao cấp, cô nữ sinh lá ngọc cành vàng ấy đã bị chinh phục và đi theo lý tưởng. Trong hồi ký của mình, bà viết: “Tôi càng thấy anh khác hẳn mọi người quanh tôi, tôi tưởng tượng ra một cuộc sống rất lạ, rất mới, đầy ý nghĩa cao đẹp, vì Tổ quốc, vì nhân dân, nhưng cũng đầy bí mật nguy hiểm mà anh đang cố tìm kiếm”.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm