| Hotline: 0983.970.780

Đường sắt Việt Nam cổ phần hóa hàng loạt công ty trực thuộc

Thứ Hai 28/07/2014 , 13:39 (GMT+7)

Đảng ủy Tổng công ty ĐSVN vừa ban hành Nghị quyết số 12-NQ/ĐU về Tiếp tục thực hiện Đề án Tái cơ cấu Tổng Công ty Đướng sắt Việt Nam, trong đó quyết định cổ phần hóa Công ty Vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội và Sài Gòn.

Theo đó, Công ty Vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội và Sài Gòn sẽ được cổ phần hóa thành 2 công ty cổ phần. Lộ trình hoàn thành việc chuyển đổi 2 công ty hạch toán phụ thuộc thành 2 Công ty TNHH MTV Vận tải ĐS Hà Nội và Sài Gòn do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trong năm 2014 để các công ty TNHH MTV Vận tải ĐS Hà Nội và Sài Gòn hoạt động từ 1/1/2015. Việc chuyển đổi này sẽ hoàn thành trong năm 2015 để các công ty CP Vận tải ĐS Hà Nội và Sài Gòn hoạt động từ 1/1/2016.

Đối với Nhà máy Xe lửa Gia Lâm, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam quyết định sáp nhập Xí nghiệp Cao su đường sắt vào Nhà máy Xe lửa Gia Lâm; tách Nhà máy Xe lửa Gia Lâm ra khỏi Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội và chuyển thành công ty TNHH MTV nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoàn thành trước ngày 31/12/2014.


Đường sắt Việt Nam sẽ cổ phần hóa hàng loạt công ty, đơn vị trực thuộc

Thực hiện cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Xe lửa Dĩ An và Công ty TNHH MTV Xe lửa Gia Lâm thành 2 công ty cổ phần Xe lửa Dĩ An và Gia Lâm trong năm 2015 để 2 công ty cổ phần này hoạt động từ 1/1/2016.

Đối với các công ty bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt, cổ phần hóa 20 công ty quản lý kết cấu hạ tầng ĐS thành 20 công ty cổ phần bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt (trong đó có 15 công ty cổ phần bảo trì cầu, đường sắt và 5 công ty cổ phần bảo trì thông tin tín hiệu đường sắt). Việc chuyển đổi thực hiện trong năm 2015 để các công ty cổ phần này hoạt động từ 1/1/2016.

Đối với các đơn vị sự nghiệp như: Trường cao đẳng nghề Đường sắt, Trung tâm Y tế đường sắt và Báo Đường sắt, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam yêu cầu xây dựng phương án tổ chức và cơ chế hoạt động phù hợp.

Theo đó, từ năm 2015, Trường cao đẳng nghề Đường sắt là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, tự đảm bảo 50% chi phí hoạt động thường xuyên và từ năm 2020 tự đảm bảo 100% chi phí hoạt động thường xuyên. Trung tâm Y tế đường sắt tự chủ về tài chính, hoạt động độc lập từ 1/1/2016. Tổng công ty và các đơn vị trong Tổng công ty đặt hàng để Trung tâm thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác y tế thông qua hợp đồng kinh tế. Báo ĐS là đơn vị sự nghiệp có thu, tự cân đối kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên từ 1/1/2016.

Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam chỉ đạo rà soát, nghiên cứu và đề xuất việc thoái vốn của Tổng công ty tại các công ty cổ phần tư vấn, xây dựng cơ bản xuống dưới 30% vốn điều lệ trong tháng 9/2014 để xem xét, trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng công ty cũng yêu cầu Hội đồng thành viên Tổng công ty chỉ đạo hoàn thiện đề án “Tổ chức, quản lý, khai thác và kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia” để trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải trong tháng 7 này.

Xem thêm
Tiêu thụ điện lập kỷ lục mới trong những ngày đầu nghỉ lễ

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng tiêu thụ điện ngày cả nước và công suất cực đại hệ thống điện đã đạt kỷ lục mới.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất