| Hotline: 0983.970.780

FAO cảnh báo khủng hoảng lương thực lan rộng

Thứ Sáu 24/06/2022 , 09:53 (GMT+7)

Xung đột, thời tiết khắc nghiệt, những tác động kéo dài của COVID-19 đẩy thêm hàng chục triệu người trên thế giới vào cảnh nghèo đói- khi giá lương thực và nhiên liệu tăng cao.

Trận động đất 5,9 độ xảy ra sáng 22/6/2022 ở miền đông Afghanistan, khiến ít nhất 1.000 người thiệt mạng. Trong ảnh, người dân tỉnh Gayan đang tìm kiếm những người sống sót giữa đống đổ nát ngày 23/6. Ảnh: Reuters

Trận động đất 5,9 độ xảy ra sáng 22/6/2022 ở miền đông Afghanistan, khiến ít nhất 1.000 người thiệt mạng. Trong ảnh, người dân tỉnh Gayan đang tìm kiếm những người sống sót giữa đống đổ nát ngày 23/6. Ảnh: Reuters

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp quốc (FAO) và Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp quốc (WFP) đưa ra cảnh báo nóng về một cuộc khủng hoảng lương thực thế giới hiện hữu, do xung đột, biến đổi khí hậu, hệ lụy kéo dài từ đại dịch COVID-19 và những gánh nặng nợ công khổng lồ - càng làm trầm trọng hơn những tác động của cuộc chiến ở Ukraine, vốn đã đẩy giá lương thực và nhiên liệu tăng nhanh ở nhiều quốc gia trên toàn cầu.

“Đặc biệt những cú sốc này xảy ra trong bối cảnh cố hữu là khu vực nông thôn bị ‘gạt ra ngoài lề’ và hệ thống nông sản manh mún”, theo các chuyên gia FAO và WFP.

Báo cáo mang tên Những điểm nóng về nạn đói do hai cơ quan này vừa công bố cho biết, tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng đã xảy ra ở nhiều quốc gia, đồng thời kêu gọi hành động nhân đạo khẩn cấp tại 20 'điểm nóng về nạn đói'- những nơi dự kiến ​​sẽ trở nên ngày một tồi tệ hơn từ nay cho đến tháng 9 năm 2022.

FAO và WFP cảnh báo rằng, cuộc chiến ở Ukraine đã làm trầm trọng thêm giá lương thực- thực phẩm và năng lượng vốn đã tăng cao trên toàn thế giới, đang ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế ở tất cả các khu vực.

Các tác động dự kiến ​​sẽ đặc biệt nghiêm trọng khi bất ổn kinh tế, bão lạm phát và giá cả leo thang kết hợp với sự sụt giảm sản lượng lương thực do các cú sốc khí hậu như hạn hán tái diễn hoặc lũ lụt.

“Chúng tôi vô cùng lo ngại về tác động kết hợp của các cuộc khủng hoảng chồng chéo, gây nguy hiểm cho khả năng sản xuất nông nghiệp và tiếp cận thực phẩm của người dân, đẩy thêm hàng triệu người vào mức độ mất an ninh lương thực nghiêm trọng”, Tổng giám đốc FAO Khuất Đông Ngọc tuyên bố.

“Chúng tôi đang chạy đua với thời gian để giúp đỡ nông dân ở những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, bao gồm thúc đẩy tăng sản lượng lương thực tiềm năng và tăng cường khả năng phục hồi của họ trước những thách thức”, người đứng đầu FAO cho biết.

Trong khi đó, giám đốc điều hành WFP David Beasley cảnh báo: “Chúng ta đang phải đối mặt với một tình thế trớ trêu, không chỉ gây tổn thương cho những người nghèo nhất trong số những người nghèo - mà nó còn làm chao đảo hàng triệu gia đình, những người cho đến lúc này đang cố dướn cao đầu khỏi mặt nước”.

Theo ông David Beasley, tình cảnh hiện nay tồi tệ hơn nhiều so với mùa Xuân Ả Rập hồi năm 2011 và cuộc khủng hoảng giá lương thực thế giới năm 2007-2008, khi có tới 48 quốc gia bị rung chuyển bởi bất ổn chính trị, bạo loạn và biểu tình. “Chúng tôi đã chứng kiến những gì đang xảy ra ở Indonesia, Pakistan, Peru và Sri Lanka - đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Do đó chúng ta cần phải hành động, và hành động nhanh chóng”, ông Beasley cảnh báo.

Báo cáo cho biết, cùng với xung đột- các cú sốc biến đổi khí hậu thường xuyên và lặp lại tiếp tục gây ra nạn đói nghiêm trọng và cho thấy rằng chúng ta đã bước vào một 'trạng thái bình thường mới', nơi hạn hán, lũ lụt, bão và lốc xoáy liên tục tàn phá việc trồng trọt và chăn nuôi, đẩy thêm hàng triệu người đến bờ vực ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Cụ thể là các xu hướng khí hậu đáng lo ngại liên quan đến hiện tượng La Niña kể từ cuối năm 2020, dự kiến ​​sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2022, có nguy cơ gây khủng hoảng nhân đạo và nạn đói nghiêm trọng.

Một đợt hạn hán chưa từng có ở Đông Phi đang lan rộng đến Somalia, Ethiopia và Kenya đang có nguy cơ một mùa mưa dưới mức trung bình năm thứ tư liên tiếp, trong khi Nam Sudan sẽ đối mặt với năm thứ tư liên tiếp lũ lụt quy mô lớn, có thể sẽ tiếp tục khiến người dân phải rời bỏ nhà cửa và tàn phá sản xuất cây trồng và vật nuôi.

Báo cáo cũng dự báo những trận mưa trên mức trung bình và nguy cơ lũ lụt cục bộ ở Sahel, hay mùa bão dữ dội hơn ở Caribe và những trận mưa dưới mức trung bình ở Afghanistan - nơi vốn đã quay cuồng với nhiều mùa hạn hán, cùng với bạo lực và biến động chính trị.

Báo cáo cũng nhấn mạnh tính cấp thiết của các điều kiện kinh tế vĩ mô tồi tệ ở một số quốc gia do những biến động gần đây trên thị trường thực phẩm và năng lượng toàn cầu. Những điều kiện này đang gây ra thiệt hại đáng kể về thu nhập trong các cộng đồng nghèo nhất và đang hạn chế năng lực của các chính phủ quốc gia trong việc hỗ trợ cho mạng lưới an sinh xã hội, các biện pháp hỗ trợ thu nhập và nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu.

(FAO.org; RT)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm