| Hotline: 0983.970.780

Gà thả vườn an toàn sinh học

Thứ Hai 03/10/2011 , 12:05 (GMT+7)

Chăn nuôi gà thả vườn vốn là thế mạnh của người dân huyện Mỏ Cày Nam. Chính từ đó, trong những năm gần đây đàn gà trong huyện đã tăng đàn khá nhanh.

Chăn nuôi gà thả vườn vốn là thế mạnh của người dân huyện Mỏ Cày Nam. Chính từ đó, trong những năm gần đây đàn gà trong huyện đã tăng đàn khá nhanh. Để giúp người dân chăn nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh, Trung tâm KNKN Bến Tre đã triển khai ứng dụng mô hình “Chăn nuôi gà an toàn sinh học”.

Tổng đàn gia gia cầm của huyện có khoảng 800.000 con, chủ yếu là giống gà tàu lai tại địa phương, bình quân mỗi hộ nuôi với qui mô đàn từ 500 - 1.000 con, có hộ nuôi 2.000 - 5.000 con. Trước xu thế nuôi tập trung với qui mô ngày càng lớn, mật độ cao, lứa nuôi liên tục, khí hậu diễn biến khó lường… thì việc theo dõi, quản lý dịch bệnh khá phức tạp. Để hướng dẫn người chăn nuôi gà theo hướng an toàn; ngoài việc tạo điều kiện cho người dân phát triển tăng hiệu quả kinh tế, vấn đề tạo ra sản phẩm sạch an toàn cho người tiêu dùng cũng rất cần thiết.

Từ năm 2006, Trung tâm KNKN Bến Tre và Trạm KNKN huyện Mỏ Cày Nam đã triển khai thực hiện thành công mô hình “Chăn nuôi gà an toàn sinh học” với qui mô 2.000 con tại xã Tân Trung. Đây là tiền đề thực tiễn giúp cho nông dân trong huyện mạnh dạn đầu tư nhân rộng chăn nuôi gà theo hướng an toàn. Bên cạnh đó, hàng năm huyện tiếp tục triển khai thực hiện mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học từ nguồn kinh phí sự nghiệp đầu tư cho hoạt động khuyến nông của huyện.

 Ngoài ra, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre cũng đầu tư cho hộ nghèo tại các xã An Định, Tân Trung, Minh Đức thực hiện mô hình gà an toàn sinh học vào năm 2008 với số hộ tham gia 35 hộ, qui mô 100 con/hộ, kinh phí hỗ trợ cho mỗi hộ 3.000.000 đồng. Sau 4 tháng nuôi mỗi hộ thu lãi được 3.000.000 đồng. Mô hình tiếp tục thực hiện tại xã Tân Trung vào năm 2010 với số hộ tham gia 40 hộ, số lượng 100con/hộ, mức hỗ trợ 2.996.000 đồng/hộ. Sau 4 tháng mỗi hộ nuôi 100 con gà lãi 2.800.000 đồng.

Mô hình không chỉ làm tăng nhanh tổng đàn gia cầm trên huyện, mà bước đầu đã góp phần cải thiện được kinh tế gia đình, đồng thời còn tạo dựng được nguồn vốn, kinh nghiệm, kiến thức chăn nuôi ban đầu cho các hộ nghèo nhằm mở rộng sản xuất vươn lên thoát nghèo trên địa bàn các xã.

Gần đây, các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện ngoài việc ứng dụng quy trình an toàn sinh học còn có xu hướng sử dụng chế phẩm sinh học làm đệm lót để xử lý phân gà khá phổ biến nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm mùi hôi, hạn chế bệnh cho đàn gà đặc biệt là bệnh về đường hô hấp; mặt khác, giúp giảm công lao động, các chi phí do phải dọn phân, thay chất độn chuồng.

Các hộ nuôi cũng đang thay thế dần từ việc sử dụng kháng sinh để phòng bệnh như trước đây sang bổ sung men vi sinh trong khẩu phần ăn hằng ngày để giúp hệ tiêu hóa đàn gà sớm hoàn thiện, phòng được bệnh tiêu chảy. Ngoài ra, nhiều hộ nuôi còn sử dụng nước tỏi pha cho gà uống vào ban đêm trong suốt quá trình nuôi để phòng các bệnh về đường hô hấp, sình diều do khó tiêu.

Xem thêm
Vùng cao nuôi con đặc sản: [Bài3] Độc đáo heo thảo mộc

Một con heo bình thường, nhưng khi được nuôi với quy trình đặc biệt thì nó trở thành đặc sản, đó là cách nuôi cho heo ăn thảo dược…

Cục trưởng Cục Thú y: ‘Không có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật’

Trước thông tin có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật, Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long đã đối thoại với các doanh nghiệp để làm rõ tin đồn này.

Trồng sầu riêng nghịch vụ, kiếm tiền tỷ mỗi năm

CẦN THƠ Một kỹ sư nông nghiệp có bí quyết xử lý sầu riêng nghịch vụ, tận dụng khoảng trống thị trường để bán được giá cao, mang về doanh thu tiền tỷ mỗi năm.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm