| Hotline: 0983.970.780

Gà thả vườn an toàn sinh học

Thứ Hai 03/10/2011 , 12:05 (GMT+7)

Chăn nuôi gà thả vườn vốn là thế mạnh của người dân huyện Mỏ Cày Nam. Chính từ đó, trong những năm gần đây đàn gà trong huyện đã tăng đàn khá nhanh.

Chăn nuôi gà thả vườn vốn là thế mạnh của người dân huyện Mỏ Cày Nam. Chính từ đó, trong những năm gần đây đàn gà trong huyện đã tăng đàn khá nhanh. Để giúp người dân chăn nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh, Trung tâm KNKN Bến Tre đã triển khai ứng dụng mô hình “Chăn nuôi gà an toàn sinh học”.

Tổng đàn gia gia cầm của huyện có khoảng 800.000 con, chủ yếu là giống gà tàu lai tại địa phương, bình quân mỗi hộ nuôi với qui mô đàn từ 500 - 1.000 con, có hộ nuôi 2.000 - 5.000 con. Trước xu thế nuôi tập trung với qui mô ngày càng lớn, mật độ cao, lứa nuôi liên tục, khí hậu diễn biến khó lường… thì việc theo dõi, quản lý dịch bệnh khá phức tạp. Để hướng dẫn người chăn nuôi gà theo hướng an toàn; ngoài việc tạo điều kiện cho người dân phát triển tăng hiệu quả kinh tế, vấn đề tạo ra sản phẩm sạch an toàn cho người tiêu dùng cũng rất cần thiết.

Từ năm 2006, Trung tâm KNKN Bến Tre và Trạm KNKN huyện Mỏ Cày Nam đã triển khai thực hiện thành công mô hình “Chăn nuôi gà an toàn sinh học” với qui mô 2.000 con tại xã Tân Trung. Đây là tiền đề thực tiễn giúp cho nông dân trong huyện mạnh dạn đầu tư nhân rộng chăn nuôi gà theo hướng an toàn. Bên cạnh đó, hàng năm huyện tiếp tục triển khai thực hiện mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học từ nguồn kinh phí sự nghiệp đầu tư cho hoạt động khuyến nông của huyện.

 Ngoài ra, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre cũng đầu tư cho hộ nghèo tại các xã An Định, Tân Trung, Minh Đức thực hiện mô hình gà an toàn sinh học vào năm 2008 với số hộ tham gia 35 hộ, qui mô 100 con/hộ, kinh phí hỗ trợ cho mỗi hộ 3.000.000 đồng. Sau 4 tháng nuôi mỗi hộ thu lãi được 3.000.000 đồng. Mô hình tiếp tục thực hiện tại xã Tân Trung vào năm 2010 với số hộ tham gia 40 hộ, số lượng 100con/hộ, mức hỗ trợ 2.996.000 đồng/hộ. Sau 4 tháng mỗi hộ nuôi 100 con gà lãi 2.800.000 đồng.

Mô hình không chỉ làm tăng nhanh tổng đàn gia cầm trên huyện, mà bước đầu đã góp phần cải thiện được kinh tế gia đình, đồng thời còn tạo dựng được nguồn vốn, kinh nghiệm, kiến thức chăn nuôi ban đầu cho các hộ nghèo nhằm mở rộng sản xuất vươn lên thoát nghèo trên địa bàn các xã.

Gần đây, các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện ngoài việc ứng dụng quy trình an toàn sinh học còn có xu hướng sử dụng chế phẩm sinh học làm đệm lót để xử lý phân gà khá phổ biến nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm mùi hôi, hạn chế bệnh cho đàn gà đặc biệt là bệnh về đường hô hấp; mặt khác, giúp giảm công lao động, các chi phí do phải dọn phân, thay chất độn chuồng.

Các hộ nuôi cũng đang thay thế dần từ việc sử dụng kháng sinh để phòng bệnh như trước đây sang bổ sung men vi sinh trong khẩu phần ăn hằng ngày để giúp hệ tiêu hóa đàn gà sớm hoàn thiện, phòng được bệnh tiêu chảy. Ngoài ra, nhiều hộ nuôi còn sử dụng nước tỏi pha cho gà uống vào ban đêm trong suốt quá trình nuôi để phòng các bệnh về đường hô hấp, sình diều do khó tiêu.

Xem thêm
Dân đeo khẩu trang đi ngủ vì trại lợn 30.000 con

THANH HÓA Trại lợn của Công ty Agri-Vina lại gây thối, khiến nhiều người dân tại xã Tân Phúc, thị trấn Lang Chánh mất ăn mất ngủ.

Vây bắt đàn chó liên quan bé gái 10 tuổi tử vong nghi do bệnh dại

Bé gái 10 tuổi ở Xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) tử vong với những triệu chứng nghi do bệnh dại sau khi bị chó cắn, cơ quan chức năng đang vây bắt đàn chó để xét nghiệm.

Gia Lai có thêm 5 mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói

Gia Lai vừa có thêm 2 mã số vùng trồng và 3 mã số cơ sở đóng gói, nâng tổng số lên 227 mã số vùng trồng và 38 mã số cơ sở đóng gói.

Tận thu rơm, có thêm thu nhập 3 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Lúa sau khi thu hoạch được máy cuộn rơm vào thu gom, cho bà con nông dân thêm thu nhập hơn 3 triệu đồng mỗi ha…