| Hotline: 0983.970.780

Gần 100 loài thủy sản mới được phát hiện sau 3 năm thả rạn nhân tạo

Thứ Ba 20/06/2023 , 08:01 (GMT+7)

Cà Mau Gần 100 loài thủy sản mới được phát hiện sau 3 năm khi thả rạn nhân tạo, trong đó có 62 loài cá, 15 loài giáp xác và 20 loài thân mềm.

Lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau cùng phái đoàn Chính phủ Thái Lan tổ chức thả 500 khối rạn bằng bê tông xuống khu vực biển Tây. Ảnh: Trọng Linh.

Lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau cùng phái đoàn Chính phủ Thái Lan tổ chức thả 500 khối rạn bằng bê tông xuống khu vực biển Tây. Ảnh: Trọng Linh.

Sau hơn 3 năm thực hiện dự án “Thả rạn nhân tạo nhằm bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản kết hợp phát triển du lịch trên vùng biển tỉnh Cà Mau” đã có 900 khối rạn bê tông được thả xuống biển làm nơi trú ẩn sinh sôi cho hàng trăm loài sinh vật biển.

Trao đổi PV NNVN, ông Nguyễn Việt Triều, Phó Chi cục trưởng Chi cục thủy sản tỉnh Cà Mau, cho biết: Thông qua các thước phim, ảnh của thợ lặn về khu vực thả 900 khối rạn với chu vi 5,6 km ngoài khơi vùng biển Cà Mau, có thể thấy dự án đã phát huy tác dụng rất tốt. Rạn nhân tạo đã giúp cho các loài sinh vật biển có nơi sinh sản và đặc biệt là có nơi trú ngụ, tránh được các ngư lưới cụ khai thác mang tính hủy diệt, từ đó khôi phục được nguồn lợi thủy sản. 

Sau hơn 3 năm thực hiện dự án 'Thả rạn nhân tạo nhằm bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản kết hợp phát triển du lịch trên vùng biển tỉnh Cà Mau', đã có 900 khối rạn bê tông được thả xuống biển làm nơi trú ẩn sinh sôi cho hàng trăm loài sinh vật biển. Ảnh: Trọng Linh.

Sau hơn 3 năm thực hiện dự án “Thả rạn nhân tạo nhằm bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản kết hợp phát triển du lịch trên vùng biển tỉnh Cà Mau”, đã có 900 khối rạn bê tông được thả xuống biển làm nơi trú ẩn sinh sôi cho hàng trăm loài sinh vật biển. Ảnh: Trọng Linh.

Từ năm 2019, được sự hỗ trợ dự án từ Chính phủ Thái Lan, tỉnh Cà Mau đã tổ chức thả 500 khối rạn bằng bê tông xuống khu vực biển Tây của tỉnh này để làm nơi trú ngụ cho các loài thủy sản. Tiếp nối thành công bước đầu, năm 2022 từ chương trình “bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản” tỉnh Cà Mau tiếp tục thả thêm 400 khối rạn bê tông xuống biển để “xây nhà cho cá”.

“Bên cạnh việc thả rạn thì công tác bảo vệ khu vực rạn nhân tạo đã giúp cho vùng biển hơn 1,8km2 được an toàn. Nếu như trước đây khảo sát khu vực biển được thả rạn chỉ ghi nhận một vài loài cá, tôm thì sau khi thả rạn, nơi đây ghi nhận 78 loài, trong đó mật độ cá chiếm tỉ lệ cao với 48 loài, điều này chứng minh hệ sinh thái đang có dấu hiệu phục hồi tích cực“, ông Triều cho biết.

Sau khi thả rạn, số lượng loài thương phẩm trong các mẻ khai thác khu vực này tăng lên đáng kể, với 97 loài, trong đó có 62 loài cá, 15 loài giáp xác và 20 loài thân mềm. Ảnh: Trọng Linh.

Sau khi thả rạn, số lượng loài thương phẩm trong các mẻ khai thác khu vực này tăng lên đáng kể, với 97 loài, trong đó có 62 loài cá, 15 loài giáp xác và 20 loài thân mềm. Ảnh: Trọng Linh.

Kết quả điều tra trước và sau khi thả rạn về hiệu quả về thu nhập của ngư dân trong vùng cho thấy, nguồn lợi thủy sản trong ngư trường có sự thay đổi đáng kể. Thu nhập của người dân trong các nghề đánh bắt ở khu vực này được tăng lên, cụ thể: Sản lượng khai thác trung bình sau khi thả rạn của nghề lưới rê tăng lên 15,4% trên mỗi chuyến, lợi nhuận tăng 6,5 triệu đồng/chuyến. Sản lượng khai thác trung bình sau khi thả rạn từ nghề lồng xếp tăng 27,4%/chuyến. Sản lượng khai thác trung bình của nghề câu mực sau khi thả rạn tăng lên 16,1%/chuyến. Sản lượng khai thác nghề ốc bẫy mực tăng lên 9,58%/chuyến.

Trước khi thả rạn, tỉnh Cà Mau chỉ xác định được 40 loài thương phẩm trong các mẻ khai thác ở khu vực biển này. Trong đó có 25 loài cá, 8 loài giáp xác và 7 loài thân mềm. Sau khi thả rạn, số lượng loài thương phẩm trong các mẻ khai thác khu vực này tăng lên đáng kể, với 97 loài trong đó có 62 loài cá, 15 loài giáp xác và 20 loài thân mềm. 

Sau khi thả rạn nhân tạo, nguồn lợi thủy sản trong ngư trường tỉnh Cà Mau đã có sự thay đổi đáng kể. Ảnh: Trọng Linh.

Sau khi thả rạn nhân tạo, nguồn lợi thủy sản trong ngư trường tỉnh Cà Mau đã có sự thay đổi đáng kể. Ảnh: Trọng Linh.

Sự xuất hiện của các loài cá dữ (cá bớp, cá thu, cá bè, cá nhồng, cá mú, cá hường…) cho thấy chuỗi mắc xích thức ăn tự nhiên trong hệ sinh thái vùng rạn đang có dấu hiệu phục hồi tích cực. Đặc biệt là có xuất hiện một số loài cá có giá trị sinh cảnh như cá bướm, cá thia, cá hoàng hậu đuôi trắng… có thể phát triển được du lịch lặn biển, câu cá giải trí trong tương lai gần.

Ý thức của các thành viên trong tổ “Đồng quản lý về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, định hướng khai thác bền vững” được nâng lên rõ rệt, qua đó đã tác động nhiều đến tập quán khai thác thủy sản của người dân ở địa phương trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản để khai thác bền vững.

Xem thêm
Trà Vinh đề xuất đầu tư 14 công trình phục vụ nuôi trồng thủy sản

Giai đoạn 2026 - 2030, Trà Vinh đã đề xuất trung ương đầu tư 14 công trình hạ tầng phục vụ vùng nuôi thủy sản trên địa bàn với tổng kinh phí 1.900 tỷ đồng.

Chưa thể làm chợ đấu giá thủy sản khi ngư dân còn phụ thuộc đầu nậu

‘Khi nào giải quyết được việc bà con đi khai thác trên biển chủ động được kinh phí, không phụ thuộc vào nậu vựa thì mới có thể làm chợ đấu giá được’.

Xuất khẩu thủy sản mừng 10 tỷ USD và nghĩ về tương lai

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2024 hân hoan về đích 10 tỷ USD, thị trường vươn tới 170 quốc gia và vùng lãnh thổ. Một thành tựu đáng mừng, song vẫn còn nhiều trăn trở.

Bám biển xuyên Tết khai thác vụ cá Bắc

Bộ NN-PTNT đề nghị các địa phương ven biển tuyên truyền, động viên kịp thời các ngư dân bám biển khai thác hải sản vụ cá Bắc dịp Tết Nguyên đán đạt hiệu quả.