| Hotline: 0983.970.780

Gần 600 tỉ đồng bảo vệ vùng ven biển Kiên Giang và Cà Mau

Thứ Năm 19/05/2022 , 16:23 (GMT+7)

Vừa qua tại TP Rạch Giá, Bộ NN-PTNT đã triển khai kế hoạch kết hợp bảo vệ vùng ven biển và phục hồi đai rừng ngập mặn các tỉnh Kiên Giang và Cà Mau.

Ông Lê Quốc Anh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang (đứng) cùng các đại biểu và chuyên gia tham dự hội nghị. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Lê Quốc Anh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang (đứng) cùng các đại biểu và chuyên gia tham dự hội nghị. Ảnh: Trung Chánh.

Tham dự hội nghị triển khai dự án có lãnh đạo Ban quản lý các dự án lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT), Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang và Cà Mau, các chuyên gia về kỹ thuật bờ biển và phục hồi rừng ngập mặn vùng ven biển trong nước và quốc tế.

Mục tiêu của dự án nhằm xây dựng các giải pháp bảo vệ bờ biển có khả năng phục hồi và hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong đó, gồm xây dựng và củng cố các đê biển hiện có để đạt được đê biển cấp 2. Trồng, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển. Nâng cao nhân lực và hiệu quả trong việc quản lý rừng, nhận thức của người dân. Cải thiện chất lượng cuộc sống của cư dân vùng ven biển thông qua các mô hình sinh kế bền vững.

Dự án có tổng vốn 24 triệu Euro (tương đương gần 600 tỉ đồng), trong đó vốn vay ưu đãi của Chính phủ Đức thông qua Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) là 18 triệu Euro, còn lại là vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Dự án khi hoàn thành sẽ có khoảng 2.800 ha diện tích rừng ngập mặn được phát triển và bảo vệ, góp phần ứng phó với biển đổi khí hậu, nước biển dâng. Ảnh: Trung Chánh.

Dự án khi hoàn thành sẽ có khoảng 2.800 ha diện tích rừng ngập mặn được phát triển và bảo vệ, góp phần ứng phó với biển đổi khí hậu, nước biển dâng. Ảnh: Trung Chánh.

Dự án thành phần cấp địa phương tại tỉnh Kiên Giang có tổng mức đầu tư 9,3 triệu Euro (tương đương 230,9 tỉ đồng), trong đó vốn vay ODA của Chính phủ Đức 7 triệu Euro, còn lại là vốn đối ứng của địa phương. Dự án này sẽ đầu tư phục hồi tuyến đê biển, phục hồi và phát triển rừng, khoán bảo vệ rừng 1.000 ha, thiết lập rừng 1.600 ha, cây phân tán 5 triệu cây; xây dựng mô hình nông lâm ngư kết hợp để hỗ trợ phát triển sinh kế cho người dân vùng ven biển.

Khi hoàn thành, dự án sẽ góp phần bảo vệ vùng ven biển, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ đồng ruộng với khoảng 298.500 ha nuôi trồng thủy sản và 55.900 ha đất trồng lúa tại 2 tỉnh Kiên Giang và Cà Mau; ứng phó với biển đổi khí hậu, nước biển dâng với khoảng 2.800 ha diện tích rừng ngập mặn được phát triển và bảo vệ, khoảng 18.000 người dân của 6 huyện trên 14 xã được hưởng lợi, cùng với 19 km đê biển và kè chắn sóng được nâng cấp và bảo vệ.

Xem thêm
Để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã

Theo ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y, để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, các địa phương cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Kỹ thuật rải vụ thu hoạch quả trên cây nhãn Hưng Yên

Để xử lý rải vụ quả trên cây nhãn, cần nắm vững đặc tính nông sinh học của giống, diễn biến thời tiết trong năm để tác động đạt kết quả tốt

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Bình luận mới nhất