| Hotline: 0983.970.780

Khởi động dự án phục hồi rừng ngập mặn do Hàn Quốc tài trợ

Thứ Bảy 14/05/2022 , 00:12 (GMT+7)

Ngày 13/5, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cùng lãnh đạo tỉnh Nam Định, Ninh Bình và đại diện Cơ quan Lâm nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam bấm nút khởi động dự án.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh giới thiệu về cách thức nuôi ong lấy mật của người dân tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy (Nam Định). Ảnh: Bảo Thắng.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh giới thiệu về cách thức nuôi ong lấy mật của người dân tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy (Nam Định). Ảnh: Bảo Thắng.

Phát biểu tại buổi lễ khởi động Dự án Phục hồi và Quản lý bền vững rừng ngập mặn vùng Đồng bằng sông Hồng (Dự án KFS), Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết, trong thời gian 3 năm, từ 2021 đến 2024, Dự án sẽ triển khai tại 3 địa phương là Hà Nội, Nam Định và Ninh Bình.

Mục tiêu của Dự án là trồng mới 250 ha, phục hồi 80 ha rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy (Nam Định) và khu vực huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Đồng thời, Dự án sẽ thiết lập vườn ươm giống cây rừng ngập mặn tại Kim Sơn (Ninh Bình), hỗ trợ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và phát triển du lịch sinh thái.

"Tại Đại hội Lâm nghiệp Thế giới vừa được tổ chức tại Hàn Quốc, các bên tham gia đã xác định việc khôi phục rừng ngập mặn và hệ sinh thái ven biển là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, là yếu tố quan trọng để đảm bảo bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm phát thải khí nhà kính và góp phần phát triển kinh tế xã hội, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng", Thứ trưởng Lê Quốc Doanh chia sẻ. 

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trao đổi với đại diện Cơ quan Lâm nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam. Ảnh: Bảo Thắng.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trao đổi với đại diện Cơ quan Lâm nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam. Ảnh: Bảo Thắng.

Dự án có tổng vốn đầu tư 4,392 triệu USD, tương đương 103,212 tỷ đồng. Trong đó vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc thông qua Cơ quan Lâm nghiệp Hàn Quốc là 3,792 triệu USD, tương đương 89,112 tỷ đồng; vốn đối ứng của Việt Nam 600.000 USD, tương đương 14,1 tỷ đồng.

Dự án khi hoàn thành sẽ góp phần giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, cũng như cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng

Theo Ban Quản lý các Dự án Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT), tổng diện tích rừng ven biển Việt Nam hiện nay khoảng 454.000ha. Dù chỉ chiếm khoảng 3% tổng diện tích rừng quốc gia, rừng ven biển đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, ngăn chặn sóng, gió, hạn chế xói lở bờ biển, bảo vệ đê biển.

Thời gian qua, độ che phủ rừng của Việt Nam giữ ổn định khoảng 42%, nhưng rừng ven biển lại bị suy thoái. Rừng ngập mặn ở Việt Nam đã giảm gần một phần ba, từ 408.500ha năm 1943 xuống 270.000ha vào năm 2015.

Ở nhiều nơi, môi trường rừng ven biển được sử dụng để nuôi trồng thủy sản quy mô công nghiệp; thu hoạch lấy củi; phát triển cơ sở hạ tầng... Hầu hết những hoạt động này đều thiếu bền vững, làm thay đổi các điều kiện thủy văn để duy trì hệ thống rừng ngập mặn ven biển, trong khi công tác khôi phục rừng ngập mặn là vô cùng khó khăn và phức tạp.

Các đại biểu bấm nút khởi động Dự án Phục hồi và Quản lý bền vững rừng ngập mặn vùng Đồng bằng sông Hồng. Ảnh: Bảo Thắng.

Các đại biểu bấm nút khởi động Dự án Phục hồi và Quản lý bền vững rừng ngập mặn vùng Đồng bằng sông Hồng. Ảnh: Bảo Thắng.

Ông Lee Jeong-ho, cố vấn trưởng Dự án KFS cho biết, để thích ứng với dịch Covid-19, Dự án đã được điều chỉnh thời gian từ 5 năm xuống còn 3 năm. Ông đồng thời cam kết, phía Hàn Quốc sẽ hỗ trợ việc nuôi trồng thủy sản tại rừng ven biển và xuất khẩu mật ong rừng từ rừng ngập mặn sang Hàn Quốc.

Nhắc lại sự quan tâm của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-In tại phiên khai mạc Đại hội Lâm nghiệp Thế giới ngày 2/5/2022, ông Lee Jeong-ho bày tỏ sự tin tưởng vào thành công, cũng như đóng góp của Dự án đối với công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.

Lắng nghe các ý kiến chia sẻ, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh giao nhiệm vụ cho Ban Quản lý các Dự án Lâm nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý Dự án các địa phương, các chuyên gia Hàn Quốc và các bên liên quan. Đây là cơ sở để tổ chức thực hiện Dự án một cách hiệu quả, đảm bảo tiến độ và chất lượng như cam kết.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.