| Hotline: 0983.970.780

Gạo Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc tăng mạnh

Thứ Năm 06/05/2021 , 10:35 (GMT+7)

Những tháng đầu năm nay, Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu gạo từ nhiều nước châu Á. Trong đó gạo Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc tăng rất mạnh.

Gạo Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc tăng mạnh trong những tháng đầu năm. Ảnh: TL.

Gạo Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc tăng mạnh trong những tháng đầu năm. Ảnh: TL.

Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu gạo của nước này trong 2 tháng đầu năm 2021 đạt 910 nghìn tấn, trị giá 434,15 triệu USD, tăng mạnh 203,3% về lượng và tăng 180,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, nhập khẩu gạo Việt Nam vào Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm tăng trưởng rất mạnh với mức tăng tới 206,3% so với cùng kỳ 2020.

2 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu gạo của Trung Quốc từ thị trường Pakistan đạt mức cao nhất, với 127,61 triệu USD, tăng 339,7% so với cùng kỳ năm 2020 và chiếm 29,4% tổng lượng gạo nhập khẩu của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, nhập khẩu gạo của Trung Quốc từ các thị trường khác cũng tăng mạnh so với 2 tháng đầu năm 2020 như Myanmar tăng 220,4%, Thái Lan tăng 83% …

Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong quý 1 năm nay, xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc đạt 256.516 tấn, trị giá 136,17 triệu USD, tăng mạnh 58% về lượng, tăng 49,7% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Xem thêm
Xuất khẩu cà phê Việt Nam quý II sẽ tăng do nhu cầu thế giới tăng?

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 756.000 tấn cà phê, trị giá 2,57 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng và 57,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

‘Con tôm ôm Thụy Hương 308’ cùng phát triển bền vững

Giống lúa lai ba dòng Thụy Hương 308 đem đến năng suất vượt trội, khả năng chống chịu phù hợp với mô hình luân canh lúa - tôm trên những cánh đồng mặn xâm nhập.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.