| Hotline: 0983.970.780

GC Food đặt mục tiêu doanh thu 573 tỷ đồng

Thứ Sáu 12/04/2024 , 14:43 (GMT+7)

TP.HCM Ngày 12/4, Công ty Cổ phần Thực phẩm G.C (GC Food, mã chứng khoán GCF) tổ chức đại hội cổ đông thường niên, đặt mục tiêu lãi gấp đôi trong năm 2024.

Ông Nguyễn Văn Thứ, Chủ tịch HĐQT GC Food chia sẻ tại Đại hội Cổ đông sáng 12/4. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ông Nguyễn Văn Thứ, Chủ tịch HĐQT GC Food chia sẻ tại Đại hội Cổ đông sáng 12/4. Ảnh: Nguyễn Thủy.

GC Food được biết đến là "vua nha đam" khi sở hữu nhà máy chế biến nha đam với công suất 35.000 tấn/năm trên diện tích 20.000m2 tại KCN Thành Hải (Ninh Thuận) và là nhà máy chế biến nha đam lớn nhất Việt Nam hiện nay. 

Hiện các sản phẩm nha đam của doanh nghiệp này đã xuất khẩu đến 20 quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu, Mỹ…

Ngoài ra, hệ sinh thái của GC Food còn có Nông trại Sun & Wind đạt chứng nhận GLOBAL G.A.P chuyên canh tác trồng trọt và chăn nuôi với các sản phẩm như dưa lưới, nho, táo, ổi, bò, cừu.

Mặt khác, doanh nghiệp cũng sở hữu nhà máy sản xuất thạch dừa chất lượng (đặt tại KCN Hố Nai, tỉnh Đồng Nai) với quy trình khép kín đạt chứng chỉ ISO 22000: 2005 ; FSSC; HALAL.

Trong năm 2023, tổng tài sản của GC Food đạt 672 tỷ đồng; doanh thu thuần GC Food là 475 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 41,5 tỷ đồng tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm trong 4 năm gần nhất từ 2020-2023 là 31%.

Cổ phiếu GCF của GC Food có kết quả kinh doanh ổn định, duy trì sức tăng trưởng tốt. Giá cổ phiếu trong năm qua đã tăng gần 8% trên sàn giao dịch.

Theo ông Nguyễn Văn Thứ, Chủ tịch HĐQT GC Food, trong những năm qua, GC Food đã đầu tư vùng nguyên liệu, có nguồn nguyên liệu dồi dào, giá thành nguyên liệu tốt, giúp biên lợi nhuận gộp tăng trưởng. Do đó, GC Food mạnh dạn đặt mục tiêu lãi gấp đôi trong năm 2024.

Cụ thể, năm 2024, GC Food đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 573 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 65 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 52 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đạt trên 30% trong vòng 5 năm tới.

"Với mục tiêu trên, GC Food dự kiến chia cổ tức năm 2024 với tỷ lệ 10% bằng cổ phiếu và tiền mặt, tương đương hơn 42 tỷ đồng", ông Nguyễn Văn Thứ nói

Năm 2024 GC Food mở rộng vùng nguyên liệu nha đam. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Năm 2024 GC Food mở rộng vùng nguyên liệu nha đam. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Trong bối cảnh hiện nay, với sự tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế số và các xu hướng chuyển đổi xanh, năm 2024, GC Food xác định tăng tốc, bứt phá với chiến lược tập trung phát triển các lĩnh vực sản xuất kinh doanh cốt lõi theo hướng tăng cường công nghệ, mở rộng sản suất và phát triển vùng nguyên liệu.

Từ đó, tăng quy mô và hiệu quả kinh doanh; trở thành công ty hàng đầu về sản xuất và chế biến thực phẩm chất lượng cao; đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và thị trường trong nước.

Trong đó, đặc biệt tập trung phát triển vùng nguyên liệu nha đam quy mô lớn, mở rộng phòng nuôi cấy mô nha đam, sản xuất mỹ phẩm từ nha đam, sản xuất nước ép nha đam…

"Chúng tôi sẽ thực hiện dự án xưởng cấy thạch dừa tại Bến Tre; thành lập công ty mới là Công ty cổ phần Nước giải khát Sài Gòn Nhiệt đới - Saigon Tropical Drinks sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao", Chủ tịch HĐQT GC Food Nguyễn Văn Thứ thông tin.

GC Food bắt đầu lên Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (UPCOM) ngày 20/12/2022 với 26 triệu cổ phiếu giao dịch trên sàn UPCOM với mã chứng khoán GCF, với giá tham chiếu 12.000đồng/cổ phiếu.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm