| Hotline: 0983.970.780

Ghi nhận thêm 56 ca mắc Covid-19 trong nước

Chủ Nhật 30/05/2021 , 12:59 (GMT+7)

56 ca mắc Covid-19 ghi nhận trong nước, Bắc Giang và Bắc Ninh chiếm đến 54 ca, Long An và Hải Dương, mỗi địa phương có 1 ca. Việt Nam hiện có 6.964 bệnh nhân.

Trưa ngày 30/5, Việt Nam ghi nhận 56 ca mắc Covid-19 mới.

Trưa ngày 30/5, Việt Nam ghi nhận 56 ca mắc Covid-19 mới.

Bản tin trưa 30/5 của Bộ Y tế cho biết có 56 ca mắc Covid-19 ghi nhận trong nước, riêng Bắc Giang và Bắc Ninh đã chiếm đến 54 ca, Long An và Hải Dương, mỗi địa phương có 1 ca. Việt Nam hiện có 6.964 bệnh nhân.

Tính đến 12h ngày 30/5 Việt Nam có tổng cộng 5.462 ca ghi nhận trong nước và 1.502 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay là 3.892 ca.

11 tỉnh Yên Bái, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk, Nam Định, Hòa Bình đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới.

Thông tin chi tiết các ca mắc mới:

CA BỆNH BN6909 ghi nhận tại tỉnh Long An: nữ, 22 tuổi, địa chỉ tại huyện Cần Đước, tỉnh Long An; liên quan đến Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng, đã được cách ly. Kết quả xét nghiệm ngày 29/5/2021 dương tính với SARS-CoV-2.

CA BỆNH BN6915-BN6921, BN6923-BN6924 ghi nhận tại tỉnh Bắc Ninh: 5 ca liên quan ổ dịch Thuận Thành, 2 ca liên quan ổ dịch Khắc Niệm, 2 ca liên quan ổ dịch Quế Võ. Kết quả xét nghiệm ngày 29/5/2021 dương tính với SARS-CoV-2.

CA BỆNH BN6910-BN6914, BN6922, BN6925-BN6933, BN6935-BN6966 ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang trong khu cách ly và khu vực đã được phong tỏa, liên quan đến công nhân làm tại các khu công nghiệp. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

CA BỆNH BN6934 ghi nhận tại tỉnh Hải Dương: nữ, 2 tuổi, địa chỉ tại TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương; là F1 BN6739, đã được cách ly. Kết quả xét nghiệm ngày 30/5/2021 dương tính với SARS-CoV-2.

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình, giải pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 ngày 29/5, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết đợt dịch lần này chủng mới lây nhanh hơn, triệu chứng nặng hơn.

Xuất hiện hình thái lây nhiễm là cả xâm nhập và trong cộng đồng, khu công nghiệp (KCN), ở bệnh viện tuyến cuối. “So với trước đây chúng ta phải nỗ lực gấp 10 lần để đuổi kịp tốc độ lây lan của dịch”.

Phó Thủ tướng nhận định, tại các địa phương có dịch, cấp ủy, chính quyền và các lực lượng đều “rất lăn lộn, máu lửa”, nhưng những nơi chưa có dịch thì vẫn còn biểu hiện chưa cảnh giác lắm. Tình trạng này dứt khoát phải chấn chỉnh.

Phó Thủ tướng dẫn chứng, hơn 1 năm nay, Ban Chỉ đạo quốc gia và các bộ ngành đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, yêu cầu các địa phương đôn đốc, giám sát các trường học, cơ sở lưu trú, nhất là các nhà máy, xí nghiệp phải tự đánh giá định kỳ việc thực hiện phòng, chống Covid-19, cập nhật lên hệ thống an toàn Covid-19 (antoancovid.vn). Tuy nhiên, đến nay tỷ lệ còn rất thấp.

Tương tự, các địa phương còn chậm thực hiện khai báo y tế bắt buộc đối với công nhân làm việc trong các KCN trên cả nước để phục vụ công tác phòng, chống dịch, cũng như chuẩn bị thông tin để tiêm vacxin phòng Covid-19 cho công nhân, tin học hóa công tác xét nghiệm…

Về cách ly, khoanh vùng dập dịch, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương phải rất linh hoạt để thực hiện mục tiêu kép. Các địa phương quyết định giãn cách xã hội trên phạm vi toàn tỉnh phải báo cáo Thủ tướng, không phải để xin phép mà là để Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành, địa phương lân cận phối hợp đồng bộ, hỗ trợ tối đa, bảo đảm việc giãn cách xã hội hiệu quả, mà không gây ra những ảnh hưởng không cần thiết đến các địa phương lân cận và cả nước.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý, khi dịch bùng phát, nếu chưa đủ thông tin để khoanh hẹp thì ban đầu có thể khoanh rộng hơn, nhưng sau đó thu hẹp lại dần. Đặc biệt, phải kiểm soát chặt chẽ trong khu vực khoanh vùng, phong tỏa, nếu không sẽ rất nguy hiểm, gây lây nhiễm chéo.

Theo Phó Thủ tướng, khi dịch bùng phát mạnh trong KCN, không thể áp dụng các biện pháp cách ly, xét nghiệm thông thường do số lượng công nhân rất lớn. Vừa qua, Bắc Ninh, Bắc Giang đã thực hiện thí điểm cách ly F1 tại nơi cư trú có các biện pháp giám sát chặt chẽ như trong khu cách ly tập trung; công nhân tự lấy mẫu để xét nghiệm nhanh… 

Về bảo đảm hậu cần, Phó Thủ tướng cũng đề nghị phải áp dụng cơ chế mua sắm tập trung đối với một số loại vật tư, thiết bị y tế, đặc biệt là sinh phẩm xét nghiệm, đảm bảo các tỉnh, thành phố có đủ nguồn lực cần thiết phòng, chống dịch, không để bị động.

Nhấn mạnh tinh thần phải dập bằng được ổ dịch ở Bắc Giang sớm nhất có thể, không để lây lan ra cả nước, Phó Thủ tướng đề nghị xem xét điều chuyển vacxin để tiêm chủng cho các lực lượng chống dịch và công nhân trong các KCN tại đây.

  • Tags:
Xem thêm
Phẫu thuật robot điều trị ung thư đoạn cuối ống mật chủ

TP.HCM Bệnh viện Bình Dân vừa thực hiện phẫu thuật robot cắt khối tá tụy điều trị ung thư đoạn cuối ống mật chủ cho nam bệnh nhân 43 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Nấm linh chi có giúp ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ không?

Nấm linh chi có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, nên nhiều người cho rằng có thể dùng nấm linh chi để chống lại sự tấn công của những virus có hại.