| Hotline: 0983.970.780

Ghi từ vựa vải thiều Lục Ngạn

Thứ Sáu 27/06/2008 , 08:00 (GMT+7)

Mới vào đầu vụ thu hoạch nhưng người trồng vải ở Bắc Giang đã phải rơi nước mắt vì nhiều điều ngang trái diễn ra. Đối với họ, vải quả là “cơm áo gạo tiền”, được mùa rớt giá đã khổ, nhưng họ càng ấm ức hơn khi bị… người hành.

CSGT "hành" người trồng vải

Những ngày này, trên tuyến QL31 lên Lục Ngạn (Bắc Giang) đâu đâu cũng thấy các loại xe rầm rập chở vải thiều. Khoảng 10h sáng 24/6, tại thị trấn Đồi Ngô (Lục Nam) hàng trăm xe vải ùn tắc, kẻ bán người mua chật kín đường. Ngay trước cổng UBND huyện Lục Nam có hàng chục xe máy chở vải quả bị CSGT tạm giữ.

QL 31, đoạn qua phố Kim luôn bị ùn tắc giao thông

Chiếc xe ô tô BKS 98A-0099 của Đội CSGT huyện Lục Nam án ngữ 1/3 lòng đường. Thượng uý Dương Quốc Trường, Đội CSGT huyện đứng giữa đường giơ gậy, tuýt còi chỉ các xe vi phạm dừng lại. Một nông dân ngồi bệt bên đường, than thở: “Tôi dậy từ sáng sớm bẻ vải chở lên chợ bán. Không hiểu họ “bắn” ở đoạn nào, vào đến thị trấn thì bị giữ xe suốt từ sáng đến giờ. Họ lập biên bản, hẹn ba ngày sau đến giải quyết. Cả vườn vải đang chín rộ, không có xe chở thì thối hết”. Một phụ nữ trung niên rơm rớm nước mắt: “Vợ chồng tôi bẻ được thúng vải bán lấy tiền đóng học cho con, chở lên đây thì bị họ giữ cả xe lẫn vải, khổ quá các chú ơi”.

UBND huyện Lục Ngạn thành lập Ban chỉ đạo và đoàn công tác xúc tiến thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân trong quá trình thu mua, tiêu thụ vải thiều.

Ông Lưu Văn Nhân, cựu chiến binh ở thị trấn Đồi Ngô bức xúc: “Các ông công an cứ đánh đố người dân. Đường vào thị trấn không có biển báo hạn chế tốc độ thì ai biết được. Lẽ ra họ chỉ nên giữ lại giấy tờ xe, cho người ta chở vải đi bán, sau đó về giải quyết. Đằng này hàng loạt xe bị giam cả buổi, vải quả héo hết chẳng tiêu thụ được. Sao họ lại hành dân đến thế?”. Điều lạ là, trong khi tuyến đường thị trấn đang bị ùn tắc hàng giờ thì CSGT Lục Nam lại “lập thành tích” xử lí xe chở vải vi phạm tốc độ, khiến tình hình giao thông càng thêm “rối mù”.

15 kg vải = 1kg thịt lợn

Giữa trưa, trời nắng nóng gay gắt, dòng người vẫn tấp nập chở vải về phố Kim (Lục Ngạn) cân đong, mua bán. Cả dãy phố “ngập chìm” trong vải. Chị Lưu Thị Ban ở xã Tam Dị (Lục Nam) ngồi trên xe chở vải, lau mồ hôi nói: “Gia đình tôi trồng hơn 1ha vải, vụ này chi phí đầu tư phân bón, thuốc sâu…lên tới 15 triệu đồng. Cuối vụ mưa lớn kéo dài, vải bị nấm mốc, giảm năng suất, giá rớt xuống 3.000đ/kg là không có lãi. Vụ tới tôi sẽ phá 2 sào trồng bưởi Diễn”.

Dài cổ ngồi đợi người mua

Anh Lăng Văn Năm, xóm Cống 1, xã Đông Hưng (Lục Nam) than: “Năm trước, cứ 15 kg vải đổi được 1 kg thịt lợn (khoảng 60 – 70.000 đồng), năm nay vải lại rẻ, phải bán tới 30 kg vải mới mua được 1 kg thịt. Trồng vải không hiệu quả, cả vườn 500 cây, tôi đã chặt 200 gốc vải”. Ông Phạm Văn Tiến ở phố Kim, nhân viên bảo vệ Cty CP Rau quả Nông sản Bắc Giang cho biết: “Năm ngoái tôi trồng 2 ha vải cho sản lượng 25 tấn nhưng giá bán thấp, chi phí lại tăng cao nên không có lãi. Năm nay vải lại rớt giá, công thuê hái cao, quả chín bẻ đến đâu thì bẻ chứ không thuê người. Tôi đã chặt 300 gốc trồng bòng, phật thủ, chanh, gấc…”.

Tại xã Trù Hựu, vùng thâm canh vải có tiếng ở Lục Ngạn năm nay cũng bị giảm năng suất do sâu bệnh. Chị Lâm Thị Hà, cán bộ khuyến nông xã Trù Hựu cho biết, đợt mưa lớn kéo dài làm vải quả sắp thu hoạch bị bệnh mốc sương mai, chất lượng kém, sấy khô cũng không được, buộc người dân phải cắt bỏ cành. Theo chị Hà, toàn xã có 420ha vải, trong đó 15ha ghép giống chín sớm, ước tính sản lượng đạt trên 5.000 tấn. “Bây giờ ở Lục Ngạn mới bắt đầu vào vụ vải nên chưa thể nói được điều gì. Vài ngày qua, giá vải ở dưới Lục Nam xuống thấp khiến dân ở đây lo lắng”.

Vải thiều thật, giả lẫn lộn

Làm việc với NNVN, ông Chu Văn Báo, Trưởng phòng NN – PTNT Lục Ngạn cho biết, toàn huyện trồng hơn 19.000 ha vải, trong đó 900 ha vải chín sớm, ước tính sản lượng năm nay đạt từ 70- 80.000 tấn quả, giảm khoảng 40.000 tấn so với năm ngoái. Đến thời điểm này, toàn huyện đã thu hoạch khoảng 15% diện tích.

Ông Chu Văn Báo

Ông Báo khẳng định: “Giá vải thiều Lục Ngạn “chính hiệu” tại thị trấn Chũ không dưới 6.000đ/kg. Song nhiều người nơi khác mang vải kém chất lượng lên đây trà trộn, bán giá chỉ 2.000 - 3.000đ/kg, làm ảnh hưởng uy tín vải thiều Lục Ngạn. Vì thế người dân trong huyện đang lo sợ trong 1-2 tuần tới, giá vải sẽ “đại hạ”. Để tránh sự nhập nhằng, huyện sẽ xây dựng thương hiệu vải thiều và đón nhận văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn.

Ông Báo cũng cho biết, giải pháp khả dĩ hiện nay mà chính quyền có thể làm là tuyên truyền cho người dân sử dụng các loại lò sấy thủ công để có thể sơ chế, bảo quản quả vải bằng nhiều cách, tránh tình trạng đổ xô bán vải tươi để tư thương thừa cơ ép giá.

Tuy vậy, nhiều nông dân lại đang gặp khó khăn là không vay được vốn để xây lò sấy. Bởi một lò sấy loại nhỏ cũng cần mức đầu tư khoảng 10-15 triệu đồng. Loại lò lớn lên tới 25-30 triệu đồng. Hiện trên địa bàn huyện Lục Ngạn đã có khoảng 2.000 lò sấy nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng hàng ngàn tấn vải được thu hoạch.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm