| Hotline: 0983.970.780

Giá cà phê hôm nay

Giá cà phê hôm nay 20/12: Cao nhất ở mức 41.600 đ/kg

Thứ Hai 20/12/2021 , 08:23 (GMT+7)

Giá cà phê hôm nay 20/12/2021 tại thị trường thế giới và trong nước đi ngang. Trong đó, giá cà phê trong nước duy trì quanh ngưỡng 40.800 - 41.600 đ/kg.

Cập nhật giá cà phê mới nhất hôm nay ngày 20/12/2021

Cập nhật giá cà phê mới nhất hôm nay ngày 20/12/2021

Giá cà phê thế giới hôm nay 20/12

Tại thị trường thế giới, giá cà phê hôm nay 20/12 duy trì ổn định 2 sàn giao dịch lớn.

Kết thúc phiên giao dịch mới nhất, giá cà phê Robusta trên sàn London giao tháng 1/2022 tăng 8 USD/tấn ở mức 2.439 USD/tấn, giao tháng 3/2022 tăng 34 USD/tấn ở mức 2.333 USD/tấn.

Còn giá cà phê Arabica trên sàn New York giao tháng 12/2021 giảm 2,1 cent/lb, ở mức 234,75 cent/lb, giao tháng 3/2022 giảm 2,15 cent/lb, ở mức 234,85 cent/lb.

Kết thúc tuần qua, giá cà phê Robusta giao tháng 1/2022 tăng 63 USD/tấn, giao tháng 3/2022 tăng 42 USD/tấn, cấu trúc giá đảo nghịch được nới rộng. Còn giá cà phê Arabica giao tháng 12/2021 tăng 2,15 cent/lb, giao tháng 3/2022 tăng 2,5 cent/lb.

Như vậy, giá cà phê hôm nay 20/12/2021 tại thị trường thế giới đang đi ngang.

Giá cà phê trong nước hôm nay 20/12

Giá cà phê hôm nay 20/12 tại thị trường trong nước không có biến động mới.

Hiện tại, cà phê tại huyện Di Linh, Bảo Lộc và Lâm Hà của tỉnh Lâm Đồng hôm nay đang thu mua ở giá 40.800 đ/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk), giá cà phê hôm nay giữ ở mức 41.600 đ/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk) và Buôn Hồ (Đắk Lắk), giá cà phê hiện cùng giữ mức 41.500 đ/kg.

Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp của tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay lần lượt thu mua ở mức 41.500 và 41.400 đ/kg.

Giá cà phê hôm nay tại Chư Prông tỉnh Gia Lai đang ở mức 41.500 đ/kg, ở Pleiku và La Grai cùng mức 41.400 đ/kg. Còn, giá cà phê tại tỉnh Kon Tum đang thu mua với mức 41.400 đ/kg.

Đại diện Bộ NN&PTNT đánh giá, việc sản xuất và tiêu thụ cà phê của nước ta đang gặp nhiều khó khăn và thiếu bền vững. Quy mô sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ; diện tích cà phê già cỗi chiếm tỷ lệ khá cao; kỹ thuật canh tác chưa hợp lý. Khâu chế biến, bảo quản thiếu đồng bộ; khâu tiêu thụ, xuất khẩu còn yếu, thiếu liên kết với thị trường.

Người sản xuất cà phê chưa có tiếng nói trong các quan hệ liên kết ngành hàng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp đầu vào và đầu ra, nên thường chịu thiệt thòi và chưa bảo vệ được lợi ích của chính mình.

Do vậy, ngành hàng cà phê muốn đi xa phải đi cùng nhau, phải có sự liên kết giữa các tỉnh. Đồng thời, kết hợp đặc điểm từng vùng, từng địa phương để tạo thành quy mô lớn hơn, xây dựng thương hiệu cà phê Tây Nguyên.

Thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục triển khai Dự án VnSAT và một số dự án khác để phát triển cà phê bền vững.

Đối với các tỉnh Tây Nguyên, Bộ sẽ chọn đặt cơ sở hạ tầng logistics cho ngành cà phê nhằm tạo ra giá trị cà phê cao hơn, có nhiều sản phẩm tinh chế hơn. Từ đó, tạo ra chuỗi ngành hàng để tăng giá trị cho hạt cà phê và tăng thu nhập cho người sản xuất cà phê.

Hiện tại, giá nông sản hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở cả 2 mặt hàng hồ tiêu và cà phê.

Như vậy, giá cà phê hôm nay 20/12/2021 tại thị trường trong nước đang giao dịch quanh mức 40.800 - 41.600 đ/kg.

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm