| Hotline: 0983.970.780

Giá cao su chao đảo, trở về thời kỳ khó khăn tiêu thụ

Thứ Ba 07/08/2018 , 07:25 (GMT+7)

Từ đầu tháng 8, giá mủ cao su xuống thấp dưới mức 30 triệu/tấn, giảm khoảng 10 triệu đồng/tấn so đầu năm, trở về thời điểm cao su gặp khó của những tháng cuối năm 2016.

Vì vậy, việc tiêu thụ đang được ngành này xác định là “nóng” nhất trong thời điểm hiện nay.

11-46-31_h1
Giá cao su xuất khẩu hiện nay chỉ còn mức 29,5 triệu đồng/tấn, giảm khoảng 10 triệu đồng/tấn so đầu năm

Bảy tháng đầu của năm 2018, có thể coi giá cao su có nhiều biến động, từ tháng 1 đến tháng 4 tăng dần đều từ 30 triệu “bò” lên 45-50 triệu đồng, nhưng từ tháng 5 trở đi, bất ngờ giá rớt xuống đến nay chỉ còn mức bình quân 29,5 triệu đồng/tấn, trở về thời điểm ngành cao su gặp khó khăn của những tháng cuối năm 2016.

Vì giá thấp nên thị trường mua bán mủ cao su trong nước trở nên ảm đạm, trong đó có trường hợp khách hàng ký hợp đồng dài hạn yêu cầu một số Cty cao su bổ sung phụ lục hợp đồng, điều chỉnh giá. Bởi, chỉ cần tụt 1 triệu đồng/tấn mà chỉ cần mua 500 tấn mủ là nhà thương mại đã mất ngay nửa tỷ đồng.

Ông Võ Bảo, TGĐ Cty CP Cao su Hòa Bình chia sẻ: “Do giá xuống nên các doanh nghiệp trồng và chế biến cao su nhìn chung đều rất khó bán hàng, nhất là giải phóng hàng tồn kho trong thời điểm cây cao su đang vào cao điểm mùa khai thác. Nguyên nhân chính là các Cty thương mại không dám ký hợp đồng mua hàng vì sợ giá xuống nữa. Trong khi đó, việc dự báo giá cao su có lên hay xuống thời gian tới thì không ai dám chắc”.

Theo Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN (VRG), giá bán mủ cao su của tháng 7 trong Tập đoàn bình quân 32 triệu đồng/tấn, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 4,4 triệu đồng/tấn. Vì thế, theo ông Trần Ngọc Thuận (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn), việc tiêu thụ mủ cao su được xác định là công tác “nóng” nhất trong thời điểm này. “Tập đoàn chỉ đạo các đơn vị thành viên cần phải duy trì giữ vững thị trường tiêu thụ truyền thống trước đây, đồng thời đẩy mạnh phát triển thêm các thị trường tiêu thụ mới ra các nước trên thế giới, trong đó mở lại và đẩy mạnh các hoạt động văn phòng đại diện của Tập đoàn tại Nga, Ukraina, Cộng hòa Séc...”, ông nhấn mạnh.

Đáng mừng là trong 6 tháng đầu năm 2018, xuất hiện 5 thị trường nhập khẩu cao su Việt Nam chính là Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan và Campuchia, chiếm đến 61,5% thị phần. Trong khi đó, 3 thị trường truyền thống trước đây nhập khẩu mạnh như Trung Quốc, Nga và Nhật Bản lại có giá trị nhập khẩu giảm mạnh lần lượt là 29%, 40% và 13%. Trái lại, 2 thị trường khác lại có giá trị nhập khẩu tăng mạnh là Malaixia lên 37% và Indonesia 12%.

Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC), mặc dù các yếu tố cơ bản trên thị trường cao su thiên nhiên hiện được cải thiện nhưng giá cả vẫn thấp.

Nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên trong 6 tháng đầu năm 2018 tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái lên gần 7 triệu tấn. Trong khi đó, nguồn cung mặt hàng này trên thế giới chỉ tăng 4,5% lên 6,2 triệu tấn. “Thị trường thiếu cung nhưng giá cao su thiên nhiên trên Sàn giao dịch Hàng hóa Thượng Hải (Trung Quốc) vẫn thấp, chủ yếu do đồng nhân dân tệ lao dốc kể từ tháng 4 và tồn kho tại các nước tiêu thụ ở mức cao”, báo cáo của ANRPC cho biết.

Do thị trường cao su từ quý II/2018 chịu nhiều tác động từ yếu tố bên ngoài như diễn biến giá dầu thô và căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, nên báo cáo từ tháng 7 của ANRPC đã điều chỉnh lại dự báo về thị trường cao su thiên nhiên năm 2018. Trong đó, có chi tiết thế giới sẽ tiếp tục thiếu hụt 100 ngàn tấn cao su thiên nhiên trong năm nay. Đây có thể là yếu tố hỗ trợ cho giá cao su trong thời gian tới.

 

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm