| Hotline: 0983.970.780

Giá đường "thượng đỉnh"

Thứ Sáu 12/11/2010 , 09:53 (GMT+7)

Ít ai ngờ, giá đường đang tăng cao nhất trong hàng chục năm trở lại đây. Nhiều chuyên gia kinh tế và các DN nhận định, giá đường sẽ khó hạ do dự trữ đường quốc tế rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do giá vàng và đô-la tăng đột biến. Ngoài ra, lượng đường tiêu thụ năm nay rất cao.

* Mức giá kỷ lục sẽ "neo" lại, tạo ra mặt bằng giá mới?

Ít ai ngờ, giá đường đang tăng cao nhất trong hàng chục năm trở lại đây. Nhiều chuyên gia kinh tế và các DN nhận định, giá đường sẽ khó hạ do dự trữ đường quốc tế rất thấp.

Tại thị trường Hà Nội, theo tìm hiểu của PV ở các đại lý và cửa hàng nhỏ, giá đường tinh luyện đóng gói đã leo cao tới 2.4000 – 2.5000đ/kg. Ở các siêu thị bán đường bình ổn giá, mặc dù tình trạng người dân đổ xô đi mua đường bình ổn giá không náo nhiệt như thị trường TP.HCM, nhưng lượng đường tiêu thụ trong vòng một tuần trở lại đây cũng tăng vọt bất thường.

Hôm qua, tại siêu thị Fivimart – một điểm bán đường bình ổn giá nằm trên đường Lý Thái Tổ (Quận Hoàn Kiếm), các quầy bán đường gần như trống trơn. Giá đường trắng Biên Hòa tinh luyện bán tại đây hiện vẫn giữ nguyên ở mức 21.900đ/kg. Các nhân viên bán hàng cho biết, do giá đường bình ổn giá thấp hơn thị trường bên ngoài từ 2-3 nghìn đồng/kg nên trong hơn một tuần nay, lượng khách hàng mua đường tập trung về đây với số lượng rất lớn, với mức tiêu thụ mỗi ngày trên 120kg – tăng khoảng 30-40% so với lượng tiêu thụ bình thường.

Mặc dù vậy, hiện nguồn đường bình ổn giá tại các siêu thị tại Hà Nội vẫn khá dồi dào, nên tình trạng người dân xếp hàng tranh mua không diễn ra như nóng bỏng như TP.HCM. Nhận định về diễn biến giá đường trong thời gian tới, nhiều DN cho rằng, ít nhất từ nay đến Tết Nguyên đán, giá đường trong nước sẽ rất khó có khả năng hạ thấp hơn mức hiện tại.

Nguyên nhân chủ yếu, theo bà Phạm Thị Sum – Chủ tịch HĐQT, TGĐ Cty CP Mía đường Biên Hòa đánh giá thì ngoài việc giá vàng và đô-la tăng đột biến trong thời gian qua, hiện đang vào vụ tiêu thụ đường trong nước, và đặc biệt là lượng đường tiêu thụ năm nay rất cao. Riêng lượng đường bán ra của Cty CP Mía đường Biên Hòa trong tháng 10/2010 đạt hơn 17 nghìn tấn – tăng gấp đôi lượng bán ra so với cùng kỳ năm 2009. Bên cạnh đó, hiện lượng đường dự trữ quốc tế đang hết sức khan hiếm do hầu hết các cường quốc SX đường như Thái Lan, Braxin... đang mất mùa, khiến việc NK đường của các DN hết sức khó khăn.

Bà Sum cho biết năm 2010, Cty CP Mía đường Biên Hòa được cấp hạn ngạch NK 30 nghìn tấn đường. Tuy nhiên đến thời điểm này, Cty mới chỉ NK được một đợt với chưa đầy ½ hạn ngạch cho phép do giá đường thế giới đang ở mức cao chưa từng thấy.

 Bà Huỳnh Bích Ngọc – GĐ Cty cổ phần SX-TM Thanh Thành Công (TP.HCM) chuyên NK phân phối đường tại Việt Nam cũng cho biết, không chỉ giá đường cao mà việc tìm nguồn NK cũng rất khó khăn. Hiện Cty này cũng mới chỉ NK được ½ lượng đường trên tổng số 5.000 tấn cho phép theo hạn ngạch. Trong khi đó, các Cty NK cũng cho biết giá đường giao chậm tháng 3/2011 tại các sàn giao dịch đường quốc tế hiện tại vẫn đang ở mức hơn 30 cent/poal, tương đương hơn 800 USD/tấn.

Ông Đoàn Xuân Hòa – Phó Cục trưởng Cục Chế biến, thương mại NLTS – NM (Bộ NN-PTNT) dự báo năm 2010, sản lượng đường của Việt Nam dự kiến vẫn sẽ đạt xấp xỉ 1 triệu tấn, không giảm nhiều so với năm 2009. Tuy nhiên, việc NK đường theo hạn ngạch năm 2010 hiện đang gặp rất nhiều khó khăn. Hiện các DN mới chỉ NK chưa tới ½ (trong tổng số 300 nghìn tấn) lượng đường được cấp hạn ngạch do nguồn hàng khan hiếm. Vì vậy, mặc dù giá đường NK của Thái Lan và nhiều nước về Việt Nam đã đội lên trên 1.000 USD/tấn, nhưng giá đường thời gian tới sẽ vẫn rất khó hạ thấp hơn.

Cuối tuần qua, Bộ NN-PTNT cùng với Bộ Công thương cũng đã có cuộc họp nhằm thống nhất phương án giao hạn ngạch NK đường cho các DN năm 2011. Theo đó, hai Bộ đồng tình với chủ trương công bố hạn ngạch NK của các DN ngay từ đầu năm 2011. Mặc dù hiện giá đường trong nước đang tăng cao, song quan điểm của Bộ NN-PTNT cũng như Bộ Công thương là sẽ không tăng hạn ngạch NK đường cao hơn so với năm 2010 do SX mía đường trong nước năm 2011 vẫn được mùa. Điều này sẽ giúp nông dân trồng mía có lãi.

+ Theo ông Lê Xuân, Cục trưởng Cục Chế biến, thương mại NLTS-NM thì mặc dù giá đường rất cao nhưng dự đoán, lượng đường trong nước sẽ không bị thiếu hụt do các vùng mía nguyên liệu năm 2010 đều được mùa. Hiện các NM đường khu vực ĐBSCL và Nam Trung bộ bắt đầu vào vụ ép chính. Vì vậy nhu cầu đường phục vụ dịp cuối năm sẽ không đáng ngại. Cty CP Mía đường Biên Hòa khẳng định, có đủ đường cung cấp thoải mái từ nay hết Tết Nguyên đán sắp tới.

Xem thêm
Nhiều thị trường sẽ 'theo chân' EU về quy định không gây mất rừng

Các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ cũng sẽ theo EU bởi đây là xu thế tất yếu trong chuyển đổi xanh, giảm phát thải carbon, hướng đến phát triển bền vững.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

STP hỗ trợ ngư dân trả góp lồng nuôi thủy sản HDPE không cần thế chấp

Nhằm giúp ngư dân chuyển đổi mô hình nuôi trồng thủy sản HDPE, STP Group đưa ra 3 chương trình hỗ trợ thuận lợi để bà con tiếp cận công nghệ nuôi biển mới.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.