| Hotline: 0983.970.780

Gia Lai xuất hiện ổ dịch viêm da nổi cục trên đàn bò

Thứ Ba 01/06/2021 , 15:27 (GMT+7)

Ngay sau khi phái hiện ổ dịch viêm da nổi cục trên đàn bò, lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai đã triển khai kế hoạch phòng chống, tránh lây lan trên diện rộng.

Bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò tại xã Đăk Djrăng.

Bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò tại xã Đăk Djrăng.

Ngày 1/6, UBND xã Đăk Djrăng (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã có báo cáo tổng hợp tình hình bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò xuất hiện trên địa bàn.

Cụ thể, tính đến thời điểm hiện tại đã có 27 con bò của 20 hộ dân tại 2 làng Brếp và Đê Rơn (xã Đak Djrăng) bị bệnh viêm da nổi cục với các triệu chứng như: viêm mũi có dịch, mắt có dịch tiết, có các nốt sần ở đầu, bụng, chân, yếm, sốt 40 độ C và ăn ít.

Ngay khi xuất hiện bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò tại xã Đăk Djrăng, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã lấy mẫu bệnh phẩm gửi cơ quan Thú y vùng 5 xét nghiệm để xác định bệnh. Kết quả, có 2 mẫu bệnh phẩm dương tính với bệnh viêm da nổi cục.

Sau đó, UBND huyện Mang Yang đã quyết định công bố dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò. Theo đó, vùng dịch là xã Đak Djrăng, vùng uy hiếp gồm thị trấn Kon Dơng và xã Lơ Pang, vùng đệm là các xã Hà Ra, Kon Thụp, Đak Yă.

Với tính chất phức tạp của dịch bệnh, UBND xã Đăk Djrăng đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mang Yang tiến hành kiểm tra, tổ chức phun tiêu độc khử trùng môi trường và khu vực chăn nuôi; tổ chức họp dân để cách ly vật nuôi và không thả rông, cam kết không buôn bán, vận chuyển; hướng dẫn chăm sóc, nuôi dưỡng nhằm tăng cường sức đề kháng trên đàn trâu, bò.

“Ngay khi xuất hiện bệnh viêm da nổi cục, chúng tôi đã thực hiện biện pháp khoanh vùng, xây dựng các chốt chặn cấm mua bán, vận chuyển trâu, bò ra khỏi địa bàn. Đồng thời, UBND xã đã hỗ trợ người dân cung cấp vôi, thuốc khử trùng để dịch bệnh không bị lây lan trên diện rộng”, ông Nguyễn Mạnh Điệp, Chủ tịch UBND xã Đăk Djrăng cho biết.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.