Giá lúa gạo hôm nay 20/11 ở trong nước
Thị trường lúa gạo ngày 20/11 có xu hướng tăng nhẹ ở một vài mặt hàng.
Giá lúa hôm nay (20/11) ghi nhận sự nhích nhẹ. Tại Đồng Tháp, Kiên Giang giao dịch bình ổn, lúa khô lượng có nhiều, nhu cầu hỏi mua ổn định. Cụ thể:
- Nếp Long An 3 tháng (khô) có mức 9.800 - 10.000 đ/kg; giá nếp Long An IR 4625 (khô) đang có giá 9.600 - 9.800 đ/kg;
- Lúa IR 50404 đang ở quanh giá 7.500 - 7.600 đ/kg (tăng 100 đồng); giá lúa Đài thơm 8 neo tại ngưỡng 8.200 - 8.400 đ/kg;
- Lúa OM 5451 giao dịch tại giá 7.500 - 7.600 đ/kg; lúa OM 18 có giá 8.400 - 8.600 đ/kg;
- Lúa OM 380 giữ quanh mức 6.800 - 7.000 đ/kg; giá lúa Nhật neo tại mốc 7.800 - 8.000 đ/kg;
- Lúa Nàng Nhen (khô) giao dịch ở mức 20.000 đ/kg; còn Nàng Hoa 9 giữ giá 8.400 - 8.600 đ/kg.
Tương tự, giá gạo hôm nay (20/11) cũng tăng nhẹ. Các địa phương như An Giang, Đồng Tháp, nguồn về chậm,giá nhịch nhẹ, kho chọ mùa đều gạo thơm.
- Giá gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu ở mức 10.400 - 10.500 đ/kg (tăng 50 đồng); gạo thành phẩm IR 504 có mức 12.400 - 12.550 đ/kg (tăng 50 đồng);
- Giá nếp ruột đang là 18.000 - 22.000 đ/kg; Gạo thường đang ở ngưỡng 15.000 - 16.000 đ/kg; gạo Nàng Nhen có giá 28.000 đ/kg.
- Giá gạo thơm thái hạt dài có ngưỡng 20.000 - 22.000 đ/kg; gạo thơm Jasmine có giá 17.000 - 18.000 đ/kg; gạo Hương Lài giữ mức 22.000 đ/kg.
- Giá gạo trắng thông dụng thu mua với mức 17.500 đ/kg; gạo Nàng Hoa đang là 21.500 đ/kg; gạo Sóc thường duy trì ở mức 18.000 - 18.500 đ/kg; còn gạo Sóc Thái là 21.000 đ/kg.
- Giá gạo thơm Đài Loan đang có giá 21.000 đ/kg; còn gạo Nhật đang neo tại mốc 22.000 đ/kg.
- Còn giá tấm OM 5451 ở mức 9.300 - 9.400 đ/kg (tăng 100 đồng), giá cám khô có mức 6.000 - 6.100 đ/kg.
Mặt hàng lúa | Giá (đ/kg) | Biến động |
Long An 3 tháng (khô) | 9.800 - 10.000 | - |
Long An IR 4625 (khô) | 9.600 - 9.800 | - |
Lúa IR 50404 | 7.500 - 7.600 | +100 |
Lúa Đài thơm 8 | 8.200 - 8.400 | - |
Lúa OM 5451 | 7.500 - 7.600 | - |
Lúa OM 18 | 8.400 - 8.600 | - |
Nàng Hoa 9 | 8.400 - 8.600 | - |
Lúa OM 380 | 6.800 - 7.000 | - |
Lúa Nhật | 7.800 - 8.000 | - |
Lúa Nàng Nhen (khô) | 20.000 | - |
Mặt hàng gạo | Giá (đ/kg) | Biến động |
Nếp ruột | 18.000 - 22.000 | - |
Gạo thường | 15.000 - 16.000 | - |
Gạo Nàng Nhen | 28.000 | - |
Gạo thơm thái hạt dài | 20.000 - 22.000 | - |
Gạo thơm Jasmine | 17.000 - 18.000 | - |
Gạo Hương Lài | 22.000 | - |
Gạo trắng thông dụng | 17.500 | - |
Gạo Nàng Hoa | 21.500 | - |
Gạo Sóc thường | 18.000 - 18.500 | - |
Gạo Sóc Thái | 21.000 | - |
Gạo thơm Đài Loan | 21.000 | - |
Gạo Nhật | 22.500 | - |
Gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu | 10.400 - 10.500 | +50 |
Gạo thành phẩm IR 504 | 12.400 - 12.550 | +50 |
Giá cám khô | 6.000 - 6.100 | - |
Giá tấm OM 5451 | 9.300 - 9.400 | +100 |
Bảng giá lúa gạo trong nước mới nhất ngày 20/11/2024. Tổng hợp: Bàng Nghiêm
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo 100% tấm có mức 423 USD/tấn; gạo tiêu chuẩn 5% tấm thu mua với giá 518 USD/tấn. Còn giá gạo 25% tấm ở ngưỡng 488 USD/tấn.
Như vậy, giá lúa gạo hôm nay 20/11/2024 nhích nhẹ so với hôm qua.
An Giang nỗ lực xây dựng các mô hình lúa chất lượng cao
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững, việc xây dựng chuỗi liên kết lúa gạo là bước đi quan trọng giúp thúc đẩy hiệu quả sản xuất và nâng cao giá trị nông sản.
Tại tỉnh An Giang, Đề án “Phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” đã mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho nông dân, HTX và doanh nghiệp. Qua đó, địa phương đang nỗ lực xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, góp phần nâng cao chất lượng lúa gạo và giảm thiểu phát thải.
Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho biết: Đề án không chỉ giúp nâng cao giá trị lúa gạo xuất khẩu mà còn là cơ hội để tỉnh đẩy mạnh phát triển nông nghiệp gắn với tăng trưởng xanh. Trong thời gian qua, ngành nông nghiệp An Giang đã nỗ lực xây dựng các mô hình lúa chất lượng cao có quy mô lớn, hướng tới việc giảm thiểu phát thải carbon qua các quy trình sản xuất bền vững. Nông dân và HTX tại An Giang cũng đã bước đầu làm quen với kỹ thuật sản xuất tiên tiến, áp dụng công nghệ sinh thái và hạn chế sử dụng hóa chất.
“Việc tham gia vào chuỗi liên kết là yếu tố quan trọng, giúp nông dân an tâm về đầu ra sản phẩm và có nguồn thu nhập ổn định. Các doanh nghiệp cũng được hưởng lợi từ nguồn nguyên liệu có chất lượng ổn định, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Qua đó, cả nông dân và doanh nghiệp đều có lợi và đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh. Đặc biệt, mô hình này còn giúp tỉnh An Giang có thể tiên phong trong việc giảm phát thải nhà kính trong sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu”, ông Lâm nhấn mạnh.