Giá lúa gạo hôm nay 25/11 ở trong nước
Thị trường lúa gạo ngày 25/11 tiếp tục đi ngang ở cả 2 mặt hàng lúa và gạo.
Giá lúa hôm nay (25/11) duy trì ổn định. Nhu cầu mua lúa thơm khô ở nhiều địa phương chỉ lai rai, chất lượng không đồng đều, các kho lựa mua kỹ.
Trong đó, tại Đồng Tháp, nguồn lúa ít, đa phần đã cọc trước. Giá chững lại, nông dân chào bán nhưng ít người mua. Tại An Giang, nhu cầu mua lúa Thu Đông không nhiều, chủ yếu nhận lúa đã cọc. Còn tại Long An, giá lúa Thu Đông bình ổn, nhu cầu mua chậm, một số thương lái mua ít.
- Nếp Long An 3 tháng (khô) có mức 9.800 - 10.000 đ/kg; giá nếp Long An IR 4625 (khô) đang có giá 9.600 - 9.800 đ/kg;
- Lúa IR 50404 đang ở quanh giá 7.600 - 7.800 đ/kg; giá lúa Đài thơm 8 neo tại ngưỡng 8.200 - 8.400 đ/kg;
- Lúa OM 5451 giao dịch tại giá 7.600 - 7.800 đ/kg; lúa OM 18 có giá 8.500 - 8.600 đ/kg;
- Lúa OM 380 giữ quanh mức 6.800 - 7.000 đ/kg; giá lúa Nhật neo tại mốc 7.800 - 8.000 đ/kg;
- Lúa Nàng Nhen (khô) giao dịch ở mức 20.000 đ/kg; còn Nàng Hoa 9 giữ giá 8.400 - 8.600 đ/kg.
Tương tự, giá gạo hôm nay (25/11) cũng đứng yên; đa số mặt gạo yếu gạo chung chung, ít gạo đẹp.
Tại Lấp Vò (Đồng Tháp), gạo về lai rai, gạo xấu nhiều. Các lô gạo về chất lượng chưa cải thiện. Tại Sa Đéc (Đồng Tháp), lượng có lai rai, chất lượng gạo phần lớn gãy nhiều, ít gạo đẹp. Tại An Cư (Cái Bè, Tiền Giang), giá gạo giảm nhẹ, đa số mặt gạo yếu, ít gạo đẹp.
- Giá gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu ở mức 10.350 - 10.500 đ/kg; gạo thành phẩm IR 504 có mức 12.450 - 12.550 đ/kg;
- Giá nếp ruột đang là 18.000 - 22.000 đ/kg; Gạo thường đang ở ngưỡng 16.000 - 17.000 đ/kg; gạo Nàng Nhen có giá 28.000 đ/kg.
- Giá gạo thơm thái hạt dài có ngưỡng 20.000 - 22.000 đ/kg; gạo thơm Jasmine có giá 17.000 - 18.000 đ/kg; gạo Hương Lài giữ mức 22.000 đ/kg.
- Giá gạo trắng thông dụng thu mua với mức 17.500 đ/kg; gạo Nàng Hoa đang là 21.500 đ/kg; gạo Sóc thường duy trì ở mức 18.000 - 18.500 đ/kg; còn gạo Sóc Thái là 21.000 đ/kg.
- Giá gạo thơm Đài Loan đang có giá 21.000 đ/kg; còn gạo Nhật đang neo tại mốc 22.000 đ/kg.
- Còn giá tấm OM 5451 ở mức 9.300 - 9.400 đ/kg, giá cám khô có mức 5.950 - 6.100 đ/kg.
Mặt hàng lúa | Giá cả (đ/kg) | Biến động |
Long An 3 tháng (khô) | 9.800 - 10.000 | - |
Long An IR 4625 (khô) | 9.600 - 9.800 | - |
Lúa IR 50404 | 7.600 - 7.800 | - |
Lúa Đài thơm 8 | 8.200 - 8.400 | - |
Lúa OM 5451 | 7.600 - 7.800 | - |
Lúa OM 18 | 8.500 - 8.600 | - |
Nàng Hoa 9 | 8.400 - 8.600 | - |
Lúa OM 380 | 6.800 - 7.000 | - |
Lúa Nhật | 7.800 - 8.000 | - |
Lúa Nàng Nhen (khô) | 20.000 | - |
Mặt hàng gạo | Giá cả (đồng) | Biến động |
Nếp ruột | 18.000 - 22.000 | - |
Gạo thường | 16.000 - 17.000 | - |
Gạo Nàng Nhen | 28.000 | - |
Gạo thơm thái hạt dài | 20.000 - 22.000 | - |
Gạo thơm Jasmine | 17.000 - 18.000 | - |
Gạo Hương Lài | 22.000 | - |
Gạo trắng thông dụng | 17.500 | - |
Gạo Nàng Hoa | 21.500 | - |
Gạo Sóc thường | 18.000 - 18.500 | - |
Gạo Sóc Thái | 21.000 | - |
Gạo thơm Đài Loan | 21.000 | - |
Gạo Nhật | 22.500 | - |
Gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu | 10.350 - 10.500 | - |
Gạo thành phẩm IR 504 | 12.450 - 12.550 | - |
Giá cám khô | 5.950 - 6.100 | - |
Giá tấm OM 5451 | 9.300 - 9.400 | - |
Bảng giá lúa gạo trong nước mới nhất ngày 25/11/2024. Tổng hợp: Bàng Nghiêm
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo 100% tấm có mức 410 USD/tấn; gạo tiêu chuẩn 5% tấm thu mua với giá 522 USD/tấn. Còn giá gạo 25% tấm ở ngưỡng 485 USD/tấn.
Hiện mức giá trên đang cao hơn hẳn so các quốc gia khác xuất khẩu cùng chủng loại như Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan hay Miến Điện.
Như vậy, giá lúa gạo hôm nay 25/11/2024 không có biến động mới so với hôm qua.
Vai trò của tài chính trong mục tiêu hiện thức hóa Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
Trong buổi tọa đàm nhằm nhìn lại các mục tiêu và giải pháp của Đề án phát triển bền vững chuyên canh 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại vùng ĐBSCL, vấn đề tài chính cũng được xem là yếu tố trọng tâm trong việc hiện thực hóa các mục tiêu của Đề án.
Ông Trương Hoàng Hải, Giám đốc Agribank Chi nhánh Cần Thơ 2, khẳng định vai trò chủ lực của ngân hàng này trong việc cung ứng vốn cho các dự án phát triển nông nghiệp.
Với tổng dư nợ đạt 1,7 triệu tỷ đồng, trong đó hơn 65% tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, Agribank cam kết đảm bảo nguồn vốn cần thiết cho các HTX và doanh nghiệp. Theo Nghị định 55 của Chính phủ, ngân hàng có thể cho vay lên đến 200 triệu đồng đối với cá nhân, 1 tỷ đồng đối với HTX và 2 - 3 tỷ đồng đối với doanh nghiệp.
Những chính sách tín dụng này tạo điều kiện để các HTX đầu tư vào cơ sở hạ tầng, máy móc hiện đại như máy sạ cụm, giảm chi phí sản xuất và tăng hiệu quả kinh tế.
Theo TS Trần Minh Hải, Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT), để thúc đẩy phát triển HTX, cần xây dựng các HTX đủ mạnh và bản lĩnh, có khả năng thực hiện việc mua chung, bán chung với doanh nghiệp và tổ chức sản xuất.
TS Trần Minh Hải cũng đề xuất các ngân hàng nên linh hoạt trong việc giải ngân, có thể cho vay thông qua doanh nghiệp liên kết hoặc các tổ chức trung gian đại diện cho nông dân. Đây là hình thức thế chấp theo chuỗi, giúp giảm thiểu rủi ro và tăng cường hiệu quả sử dụng vốn.
Ngoài ra, công nghệ và thực hành phải phù hợp với điều kiện từng vùng chuyên biệt, thúc đẩy ứng dụng số để hỗ trợ kết nối nông dân và doanh nghiệp, xây dựng mô hình và kế hoạch kinh doanh minh bạch, rõ ràng, tạo được sự tin tưởng của ngân hàng để vay vốn thuận lợi.