| Hotline: 0983.970.780

Giá năng lượng ở Đức tăng 41% trong 3 năm

Thứ Năm 29/02/2024 , 18:18 (GMT+7)

Chi phí sưởi ấm và điện ở Đức trong năm 2024 đã tăng đáng kể với so trước cuộc khủng hoảng năng lượng, theo nghiên cứu mới nhất của Verivox.

Một nhà máy lọc dầu của tập đoàn năng lượng Shell ở Cologne, Đức, hồi tháng 8/2022. Ảnh: Reuters.

Một nhà máy lọc dầu của tập đoàn năng lượng Shell ở Cologne, Đức, hồi tháng 8/2022. Ảnh: Reuters.

Theo tờ Berliner Morgenpost, một hộ gia đình ở Đức hiện đang phải trả trung bình 5.306 euro/năm cho các dịch vụ điện, gas và sưởi ấm, tăng 41% so với cùng kỳ 3 năm trước. Theo số liệu tháng 2/2021, mỗi hộ gia đình ở nước này chỉ phải trả 3.772 euro/năm.

Phân tích của Verivox sử dụng mô hình trung bình, trong đó một hộ gia đình ba người tiêu thụ 20.000 kWh năng lượng mỗi năm để sưởi ấm, sử dụng 4 nghìn kWh điện và lái xe 13.300 nghìn km mỗi năm.

"Điện, gas, dầu sưởi và nhiên liệu: 3 năm sau cuộc khủng hoảng năng lượng, giá năng lượng vẫn cao hơn đáng kể so với trước đây. Mặc dù giá năng lượng đã giảm 1/3 kể so với mức đỉnh hồi tháng 10/2022, các hộ gia đình vẫn phải chịu gánh nặng kinh tế khổng lồ do chi phí năng lượng ở mức cao", Thorsten Storck, chuyên gia năng lượng tại Verivox, cho biết.

Đức, nền kinh tế hàng đầu EU, được hưởng lợi từ năng lượng giá rẻ của Nga trong hơn hai thập kỷ. Berlin phụ thuộc vào Moscow 40% lượng khí đốt nhập khẩu trước năm 2022 và là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất do nguồn cung giảm. Năm 2022, Berlin bắt đầu cắt giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga bằng cách nhập khẩu khí đốt thông qua các nước láng giềng châu Âu và nhập khẩu khí đốt từ Na Uy và Hà Lan.

Cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài do thiếu hụt nguồn cung khí đốt đã ảnh hưởng đáng kể đến ngành sản xuất của Đức. Giá nguyên liệu thô và năng lượng tăng vọt gây thiệt hại cho hầu hết các ngành công nghiệp của đất nước.

Berlin đã phải tăng cường nhập khẩu điện trong năm 2023 sau khi chính phủ quyết định từ bỏ năng lượng hạt nhân và chuyển sang năng lượng tái tạo. Trong khi đó, giới chuyên gia cảnh báo rằng Đức, một siêu cường công nghiệp của châu Âu, sắp bước qua thời kỳ đỉnh cao khi từ bỏ khí đốt giá rẻ của Nga, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào các nhà sản xuất vốn đang phải vật lộn để duy trì sức cạnh tranh.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Giới trẻ Trung Quốc ‘đua sống xanh’

Trung Quốc nỗ lực thực hiện ‘mục tiêu carbon kép’ đã góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và nuôi dưỡng thị trường cho các sản phẩm xanh.

Bình luận mới nhất