| Hotline: 0983.970.780

Giá TĂCN tăng cao: Thiếu chính sách, thừa tiêu cực

Thứ Hai 09/08/2010 , 11:03 (GMT+7)

Theo ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội TĂCN Việt Nam, giá TĂCN của VN luôn cao hơn các nước, nguyên nhân chủ yếu là vì "tiêu cực phí"...

Theo ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội TĂCN Việt Nam, giá TĂCN của VN luôn cao hơn các nước: ví dụ so với Thái Lan, Trung Quốc TĂCN của VN cao hơn từ 10 – 15%.

Ông Lịch cho rằng, nguyên nhân này không bắt nguồn từ việc thuế má, mà quan trọng là do các “tiêu cực phí”. Đơn cử như DN đi vay ngân hàng nói rằng chỉ có 12%/năm nhưng thực tế phải là 16% tính luôn cả món “tiêu cực phí”, rồi quá trình SX, mua bán, vận chuyển cũng phải trải qua nhiều lần “tiêu cực phí” càng khiến giá TĂCN đội lên. “Tiền tiêu cực nó gấp 5 – 7 lần tiền thuế nhưng không được đưa vào báo cáo tài chính và người ta đã đưa vào giá thành khi bán cho người chăn nuôi” – ông Lịch nói.

Một bất cập nữa là mỗi năm nước ta phải bỏ ra tới gần 2 tỷ USD nhập nguyên liệu TĂCN nhưng khi các DNNK nguyên liệu thực hiện quy đổi ngoại tệ để giao dịch lại không hề được quy đổi theo giá công bố của liên ngân hàng. Ví dụ vào thời điểm giá ngoại tệ liên ngân hàng công bố là 18.544 đồng/USD, nhưng thực tế DN vẫn phải mua “đô” với giá tới 19.200 đồng/USD. Vì thế, nếu quy đổi gần 2 tỷ USD để tính phần chênh lệch khó hiểu trên thì số tiền là rất lớn và DN lại đẩy khoản chi vô lý trên vào giá thành TĂCN để người nông dân chịu.

Ông Lê Văn Mẽ - GĐ Cty CP Chăn nuôi Phú Sơn (xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) khẳng định: “Người chăn nuôi VN bị “chết” nhiều cách, “chết” vì giá TĂCN cao, “chết” vì dịch bệnh hoành hành, “chết” vì thiếu các chính sách vĩ mô, có “tầm” trong sự phát triển của toàn ngành, đặc biệt là chuyện giá cả TĂCN. Ông Mẽ cho rằng, kể cả cách bình ổn giá của Chính phủ (hỗ trợ cho vay không lãi suất) chỉ tập trung cho những người làm thương mại, còn người chăn nuôi trực tiếp thì rất khó tiếp cận được nguồn vốn này để có thể đầu tư sản xuất.

Ông Mẽ cũng là một trong số trang trại ít ỏi tự sản xuất được TĂGS và giảm được giá thành nhờ vào số đầu heo lên đến 30.000 con tiêu thụ mỗi năm gần 10.000 tấn thức ăn. Chỉ riêng tính riêng chi phí bao bì 2.000 đ/cái thì khoản tiền tiết kiệm cũng đã lên tới trên 300 triệu đồng. Tuy nhiên ông Mẽ cũng cảnh báo việc tự SX lấy thức ăn không hề đơn giản mà phải đầu tư lớn không những về vốn liếng, thiết bị mà quan trọng hơn là kiến thức và bí quyết chuyên biệt. “Nói chung, tất cả những công nghệ và quy trình này đều rất tốn công, tốn của và xa tầm với của ngành chăn nuôi mang tính nhỏ lẻ, manh mún và tự phát đang diễn ra tại VN” – ông Mẽ khẳng định.

Xem thêm
Lưu ý khi bón phân cho cây mía ở vùng đất phụ thuộc vào ‘nước trời’

Miền Trung và khu vực giáp ranh đã bắt đầu vào vụ mía mới 2023 - 2024, giá mía khởi sắc khiến bà con nơi đây thêm phần phấn khởi với loài cây lắm 'truân chuyên' này...

Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE sản xuất theo công nghệ mới

Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE là sản xuất theo công nghệ mới, diệt trừ được nhiều loại cỏ như đuôi phụng, lồng vực, cháo, chác, rau mác, rau mương... rất an toàn.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm