| Hotline: 0983.970.780

Gia tăng ô nhiễm tại hệ thống thủy lợi Bắc Đuống

Thứ Tư 20/11/2019 , 08:59 (GMT+7)

Kết quả quan trắc những năm gần đây cho thấy chất lượng nước trong hệ thống công trình thủy lợi Bắc Đuống có sự gia tăng ô nhiễm.

16-09-25_nh_1_5
Ô nhiễm trên sông Ngũ Huyện Khê tại cống Đặng Xá (K7) Phường Vạn An, TP. Bắc Ninh.

Công trình thủy lợi Bắc Đuống là một trong các công trình quan trọng của đồng bằng châu thổ sông Hồng được xây dựng từ năm 1962, nằm chủ yếu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, gồm các huyện: Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du, thị xã Từ Sơn, TP Bắc Ninh; huyện Đông Anh và một phần nhỏ của huyện Gia Lâm thuộc thành phố Hà Nội.

Công trình có nhiệm vụ tưới cho 55.000 ha và tiêu 53.000 ha diện tích trong khu vực, đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng. Tuy nhiên, ô nhiễm nước trong công trình thủy lợi Bắc Đuống xảy ra ngày càng nghiệm trọng, do hệ thống phải tiếp nhận nguồn xả thải lớn từ các cụm công nghiệp làng nghề, khu dân cư trên địa bàn chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đảm bảo trước khi xả ra môi trường.

Theo kết quả khảo sát của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường, với tốc độ phát triển công nghiệp, khu đô thị, sản xuất tiểu thủ công nghiệp của các làng nghề tỷ lệ thuận với lưu lượng nước thải đổ vào hệ thống thuỷ lợi Bắc Đuống. Nước thải của quá trình sản xuất tại làng nghề không được thu gom xử lý mà đổ trực tiếp ra hệ thống kênh mương thuỷ lợi, đặc biệt là nước thải của cụm làng nghề giấy Phong Khê, Phú Lâm, làng nghề sắt thép, đúc đồng Đa Hội với mức độ ô nhiễm rất lớn, lượng bột giấy trong nước thải quá lớn làm bồi lắng hệ thống kênh mương đặc biệt là hệ thống sông Ngũ Huyện Khê, khiến nhiều thời điểm trong mùa khô không thể lấy nước vào kênh phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Vào thời kỳ mùa khô nước sông cạn hoặc khi đóng cống Long Tửu và cửa Đặng Xá, nguồn nước sông bị tù đọng và ô nhiễm đạt mức cao nhất cả về nồng độ và diện tích phát tán, nước thải không tiêu thoát lan rộng về phía thượng lưu sông Ngũ Huyện Khê. Hiện tượng này cũng gặp ở trạm bơm Trịnh Xá khi trạm bơm ngừng hoạt động, nước kênh phần lớn là nước thải chảy vào tạo thành mương chứa nước thải.

16-09-25_nh_2_4
Công tác lấy mẫu của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường.

Kết quả quan trắc chất lượng nước của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường trong hệ thống công trình thủy lợi những năm gần đây cho thấy sự gia tăng ô nhiễm. Bên cạnh đó, quá trình vận hành hệ thống công trình có tác động không chỉ điều tiết lưu lượng đảm bảo phục vụ tưới tiêu mà còn có tác động rất lớn đến việc điều hòa tải lượng chất ô nhiễm của dòng chảy.

Theo ThS Vũ Quốc Chính, từ các kết quả đề xuất của nhiệm vụ, Cty TNHH MTV KTCTTL Bắc Đuống đã kiến nghị với Tổng cục Thủy lợi đầu tư nâng cấp, xây mới trạm bơm Lương Tân cấp nước bổ sung từ sông Cầu cho cho kênh Bắc Trịnh Xá (từ điều tiết K17 đến cuối kênh). Nâng cấp 2 trạm bơm Thái Hoà (lấy nước từ Sông Đuống) và Kim Đôi 1 (lấy nước từ sông Cầu) để cấp nước tưới bổ sung cho kênh Nam Trịnh Xá; Nâng cấp trạm bơm Gò Sành lấy nước sông Cầu thay nhiệm vụ tưới cho trạm bơm Xuân Viên. Kết quả Cty đã chủ động được nguồn nước cấp tưới cho hệ thống và giảm thiểu được ô nhiễm nguồn nước tưới trong hệ thống.

Nước sông cạn hoặc khi đóng cống Long Tửu và cửa Đặng Xá, nguồn nước sông bị tù đọng và ô nhiễm đạt mức cao nhất cả về nồng độ và diện tích phát tán, nước thải không tiêu thoát lan rộng về phía thượng lưu sông Ngũ Huyện Khê.

Hiện tượng này cũng gặp ở trạm bơm Trịnh Xá khi trạm bơm ngừng hoạt động, nước kênh phần lớn là nước thải chảy vào tạo thành mương chứa nước thải.

Do vậy, diễn biến chất lượng nước ngày càng phức tạp, mức độ ô nhiễm ngày càng tăng do hệ thống công trình thủy lợi chịu ảnh hưởng của nhiều nguồn xả thải, nhiều loại hình xả thải khác nhau, từ các khu công nghiệp, các làng nghề, nhà máy, bệnh viện, khu dân cư.

Th.S Vũ Quốc Chính, Chủ nhiệm nhiệm vụ “Giám sát, dự báo chất lượng nước trong hệ thống công trình thuỷ lợi Bắc Đuống phục vụ lấy nước sản xuất nông nghiệp” của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường, cho biết: Trước tình hình ô nhiễm nước trong hệ thống thủy lợi Bắc Đuống ngày càng gia tăng thì việc điều tra đánh giá các hiện trạng các nguồn thải trước khi xả vào hệ thống là rất cần thiết.

Các số liệu quan trắc, dự báo chất lượng nước trong hệ thống thủy lợi Bắc Đuống đã được dự án cung cấp kịp thời cho Tổng cục Thủy lợi, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Đuống để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành hệ thống lấy nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, quản lý các nguồn thải gây ô nhiễm, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do ô nhiễm chất lượng nước gây ra”.

Cũng theo Th.S Vũ Quốc Chính, việc giám sát, dự báo chất lượng nước thường xuyên giúp xây dựng bộ cơ sở dữ liệu, hiệu chỉnh mô hình dự báo chất lượng nước cho hệ thống công trình thủy lợi ngày càng hoàn thiện, giúp cho nâng cao mức độ tin cậy trong dự báo diễn biến chất lượng nước theo các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Ngoài ra, kết quả quan trắc còn phục vụ công tác nghiên cứu các giải pháp tổng thể giảm thiểu ô nhiễm của địa phương và kiến nghị giải pháp quản lý vận hành, cải tạo công trình trong quản lý chất lượng nước.

16-09-25_nh_3
Rác thải sinh hoạt ngập tràn.

Gần 400.000 m3 nước thải hàng ngày đổ vào hệ thống thủy lợi Bắc Đuống

Theo số liệu điều tra của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường năm 2019, lượng nước thải xả vào công trình thủy lợi Bắc Đuống là 399.243,83 m3/ngày, đêm.

Tuy nhiên, lượng nước thải xử lý mới chỉ đạt khoảng 152.640,80 m3/ngày,đêm. Trên địa bàn toàn tỉnh Bắc Ninh trong phạm vi hệ thống Bắc Đuống có 124 điểm cơ sở sản xuất kinh doanh, nhưng chỉ có khoảng 59 cơ sở có hệ thống xử lý. Nhưng các cơ sở này lại chưa xử lý đạt yêu cầu.

Về xử lý nước thải chăn nuôi, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chủ yếu xử áp dụng đối với các cơ sở chăn nuôi, trang trại quy mô lớn theo công nghệ bể biogas.

Thế nhưng, việc áp dụng các giải pháp công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi thường không đạt hiệu quả như mong muốn do công suất thiết kế bể không đáp ứng yêu cầu hoặc việc vận hành không đảm bảo theo quy trình.

Cùng đó, phần lớn hạng mục trong công trình thủy lợi Bắc Đuống đều được xây dựng từ những năm 1960-1970, đến nay đã bị xuống cấp, hư hỏng, kênh mương bị bồi lắng, không đủ năng lực vận chuyển nước theo thiết kế cũng làm gia tăng ô nhiễm nước.

DƯƠNG GIANG

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Lão nông tự tạo chế phẩm tăng độ bám dính thuốc bảo vệ thực vật

Trong bối cảnh nhiều hộ trồng cam tại Cao Phong, Hòa Bình đang lao đao vì dịch bệnh thì vườn cam của ông Phạm Văn Cường lại xanh tốt, gây ấn tượng mạnh cho tôi.