| Hotline: 0983.970.780

Giá tôm nguyên liệu tiếp tục giảm

Thứ Năm 03/08/2023 , 19:17 (GMT+7)

Ngày 3/8, Bộ NN-PTNT vừa có báo cáo về tình hình sản xuất và diễn biến giá nông sản, vật tư sản xuất tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2023.

Theo Bộ NN-PTNT, 7 tháng đầu năm Bộ đã chỉ đạo tổ chức sản xuất theo chuỗi, theo tín hiệu của thị trường thông qua thúc đẩy phát triển các hợp tác xã, các mô hình liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ, nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu của thị trường, ưu tiên phát triển các mặt hàng nông sản có lợi thế, tập trung phòng chống dịch bệnh… Chú trọng công tác bảo vệ và phát triển rừng, phòng chống thiên tai, khắc phục thẻ vàng của EC về IUU, tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh giải ngân đầu tư công...

Giá tôm nguyên liệu tiếp tục giảm và ở mức thấp nhất kể từ đầu năm do hiện tại đang vào mùa vụ nuôi tôm chính.

Giá tôm nguyên liệu tiếp tục giảm và ở mức thấp nhất kể từ đầu năm do hiện tại đang vào mùa vụ nuôi tôm chính.

Về phát triển thị trường, thúc đẩy tiêu thụ nông sản, ổn định giá nông sản, Bộ NN-PTNT theo dõi sát biến động thị trường, tình hình sản xuất và nguồn cung, đặc biệt là các nông sản vào chính vụ. Tuyên truyền, thông tin và định hướng sản xuất, kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị trường, hạn chế các yếu tố tác động đến giá nông sản, đảm bảo lợi ích của người dân.

Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại và tiêu thụ nông sản, chỉ đạo công tác mở cửa thị trường, tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế góp phần nâng cao vị thế Việt Nam và của ngành nông nghiệp.

Chú trọng phát triển hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, bền vững, có giải pháp thích ứng các quy định mới của thị trường nhập khẩu, tiếp tục xử lý các vấn đề thị trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông sản, thủy sản, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, liên minh kinh tế Á - Âu…

Kết quả, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 7 ước đạt 4,62 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 7 tháng đầu năm đạt 29,13 tỷ USD. Nhập khẩu nông lâm thủy sản tháng 7 ước đạt 3,79 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu nông lâm thủy sản 7 tháng đầu năm 2023 đạt 23,25 tỷ USD, giảm 11,8% so với cùng kỳ năm 2022.

Về tình hình cung cầu giá nông sản, giá lúa hè thu các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long diễn biến tăng trong tháng 7 với mức tăng từ 200 - 500 đồng/kg tùy chủng loại. Giá một số sản phẩm rau, củ, quả tại Lâm Đồng như hành lá, xà lách cuộn, xà lách lolo xanh, đậu leo… đều tăng mạnh so với tháng 6.

Thị trường trái cây tại một số tỉnh phía Nam trong tháng 7 có xu hướng giảm khá mạnh với nhiều loại trái cây do nguồn cung dồi dào khi đúng vụ thu hoạch như thanh long, chôm chôm, mít, chanh không hạt... Trong khi đó, giá xoài, măng cụt, sầu riêng tăng dần do sản lượng giảm dần vào cuối vụ thu hoạch.

Đối với các sản phẩm chăn nuôi, trong tháng 7, giá lợn hơi trên cả nước biến động trái chiều. Tại miền Bắc giá lợn hơi tăng 3.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 62.000 - 64.000 đồng/kg. Miền Trung - Tây Nguyên ổn định, dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg. Miền Nam dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.

Giá thu mua gà tại trại biến động tăng tại các vùng miền trong tháng 7. Giá trứng gà miền Bắc tăng 100 đồng/quả lên mức 1.700 - 2.100 đồng/quả. Miền Trung giảm 100 đồng/quả xuống mức 1.700 - 1.900 đồng/quả. Miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ tăng 100 đồng/quả lên 2.100 - 2.300 đồng/quả.

Ở lĩnh vực thủy sản, giá cá tra nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long giữ ổn định trong tháng 7, dao động trong khoảng 26.500 - 27.500 đồng/kg. Lượng bắt của các công ty lớn ở mức thấp trong hệ thống ao nhà hoặc liên kết, một số hộ tạm treo ao sau khi xuất bán. Hoạt động thu mua cá nguyên liệu trên thị trường suy yếu nên giá cá giống tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm, hiện chỉ còn 20.000 - 22.000 đồng/kg.

Giá tôm nguyên liệu tiếp tục giảm và ở mức thấp nhất kể từ đầu năm do hiện tại đang vào mùa vụ nuôi tôm chính, không chỉ ở Việt Nam mà còn tập trung ở các nước nuôi tôm khác như Ecuador, Ấn Độ và Indonesia trong khi tình hình xuất khẩu bị đình trệ.

Thị trường vật tư nông nghiệp, phân bón trong nước 7 tháng đầu năm diễn biến tương đối ổn định. Nguyên nhân là do nguồn cung tăng, dự kiến trong ngắn hạn, giá phân bón duy trì ở mức thấp do nguồn cung dồi dào, nhu cầu ở mức thấp, cộng với áp lực của giá thế giới giảm. Giá thức ăn chăn nuôi mặc dù có biến động tăng giảm trái chiều vào Quý I nhưng đã ổn định trở lại trong các tháng của Quý II...

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hỗ trợ sinh kế và 12.000 vịt giống giúp nông dân thoát nghèo

THANH HÓA Ngày 16/5, tại Thường Xuân, Tập đoàn Mavin phối hợp với tổ chức World Vision trao tặng 12.000 vịt giống trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ sinh kế giai đoạn 2022 - 2024.

Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sẽ khởi sắc

KHÁNH HÒA Tháo gỡ khó khăn về mặt thể chế sẽ là điều kiện thuận lợi để triển khai phát triển bất động sản, trong đó có bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.