Giá xăng dầu thế giới hôm nay 22/2/2025
Giá xăng dầu hôm nay tại thị trường thế giới, trên Oilprice lúc 4h ngày 22/02/2025 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI ở mốc 71,01 USD/thùng, giảm 2,03% (tương đương giảm 1,47 USD/thùng).
Tương tự, giá dầu Brent ở mốc 75,09 USD/thùng, giảm 1,82% (tương đương giảm 1,39 USD/thùng).
So với tháng trước, giá dầu các loại giảm tiếp tục giảm khá mạnh. Dầu thô thế giới tháng 2/2025 ghi nhận mức giảm so với tháng 1/2025, trong đó dầu WTI giảm 6,88%, trong khi dầu Brent giảm gần 6%.

Giá xăng dầu 22/2/2025: Cập nhật giá xăng dầu trong nước, thế giới
Giá xăng dầu trong nước hôm nay 22/2/2025
Giá xăng dầu hôm nay 22/2, cụ thể, theo Quyết định của liên Bộ Công Thương - Bộ Tài chính, từ 15 giờ ngày 20/2, các loại xăng đồng loạt tăng, trong khi dầu biến động trái chiều.
- Giá xăng E5 RON92, tăgn 257 đồng, giá bán lẻ 20.855 đồng/lít, thấp hơn xăng RON95-III 476 đồng/lít;
- Xăng RON95-III tăng 257 đồng, giá bán lẻ 21.331 đồng/lít
- Dầu diesel 0.05S giảm 10 đồng, giá bán lẻ 19.063 đồng/lít;
- Dầu hỏa tăng 40 đồng/lít, giá bán lẻ 19.513 đồng/lít;
- Dầu mazut 180CST 3.5S giảm 183 đồng, giá bán lẻ 17.596 đồng/kg.
Về quỹ bình ổn giá xăng dầu, liên Bộ Công Thương - Bộ Tài chính quyết định không trích lập, không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut.
Nhận định giá xăng dầu
Lý giải về sự quay đầu “trượt dốc” của giá dầu, nguyên nhân chính là sự suy giảm của mức phí bảo hiểm rủi ro tại Trung Đông và sự không chắc chắn về thỏa thuận hòa bình ở Ukraine. Tuy nhiên, trong tuần, giá dầu Brent và WTI vẫn ghi nhận mức tăng nhẹ, với Brent có tuần tăng thứ hai liên tiếp, còn WTI có tuần tăng đầu tiên sau bốn tuần giảm.
Gián đoạn nguồn cung từ Nga cũng góp phần hạn chế đà giảm của giá dầu. Sau một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào một trạm bơm ở Nga, lưu lượng dầu qua Liên minh đường ống Caspian (CPC) đã giảm 30-40%. Tuy nhiên, dòng chảy dầu từ mỏ Tengiz của Kazakhstan qua CPC vẫn ổn định, và Kazakhstan tiếp tục bơm khối lượng dầu kỷ lục dù tuyến xuất khẩu bị gián đoạn. Các nhà phân tích cho rằng OPEC+ có thể sẽ trì hoãn việc cắt giảm sản lượng, giúp hỗ trợ giá dầu ở mức cao.
Về mặt nhu cầu, các chuyên gia nhận định rằng thời tiết lạnh giá tại Mỹ và hoạt động công nghiệp gia tăng sau kỳ nghỉ lễ ở Trung Quốc có thể sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu trong những tuần tới. Dù vậy, các yếu tố không chắc chắn liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine và mối quan hệ giữa các cường quốc vẫn là những yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến giá dầu trong thời gian tới.