| Hotline: 0983.970.780

Giải bài toán nước sạch vùng cao

Thứ Sáu 02/12/2022 , 13:36 (GMT+7)

Nước sạch, nước hợp vệ sinh cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tại 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông.

Empty

80 công trình nước cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung không hoạt động. Ảnh: Võ Dũng.

Quảng Trị hiện có trên 200 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung và hàng nghìn công trình cấp nước nhỏ lẻ, cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho trên 107 nghìn hộ (tương đương gần 91% tổng số hộ); cấp nước sạch đạt quy chuẩn Việt Nam gần 70 nghìn hộ (tương đương gần 59% số hộ).

Bài liên quan

Như vậy, tính đến nay, toàn tỉnh còn khoảng gần 10,9 nghìn hộ (9,2%) chưa có nước hợp vệ sinh và trên 49 nghìn hộ (41,59%) chưa có nước sạch. Tỉ lệ số hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước tập trung của tỉnh Quảng Trị chỉ 26,08%, thấp hơn nhiều so với bình quân chung cả nước.

Đáng nói, trong số 201 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung hiện chỉ có 37 công trình hoạt động bền vững; 43 công trình tương đối bền vững; 41 công trình kém bền vững; 80 công trình không hoạt động.

Qua khảo sát, các xã khu vực vùng núi, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hướng Hóa và Đakrông có tỉ lệ số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch tương đối thấp so với bình quân chung của tỉnh. Tại huyện Đakrông, số hộ chưa có nước hợp vệ sinh chiếm gần 34%; số hộ chưa có nước sạch chiếm gần 90%. Tại huyện Hướng Hóa, số hộ chưa có nước hợp vệ sinh để sử dụng chiếm trên 37%; số hộ chưa có nước sạch chiếm trên 64%.

Empty

Đầu tư rất lớn nhưng nhiều công trình chỉ hoạt động được một thời gian ngắn. Ảnh: Võ Dũng.

Theo ông Đặng Trọng Vân, Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa, dù tỷ lệ người dân sử dụng nước chưa hợp vệ sinh rất lớn nhưng việc triển khai các chương trình dự án nước tập trung hiện nay sẽ gặp những khó khăn nhất định. Đây cũng là khó khăn chung ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị hiện nay.

“Đặc điểm của vùng đồng bào là phân bố dân cư rải rác. Nước sạch càng ngày càng khan hiếm do ô nhiễm môi trường; địa chất nhiều đá vôi, xử lý rất tốn kém. Chúng tôi sẽ tạo điều kiện tốt nhất để các dự án nước tập trung được triển khai sớm nhất và kêu gọi nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia để nâng cao tỷ lệ người dân có nước sinh hoạt hợp vệ sinh” – ông Vân cho hay.

Trước những khó khăn về nước sinh hoạt cho vùng đồng bào, Sở NN&PTNT và PTNT tỉnh Quảng Trị đang triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong thời gian tới, trên địa bàn tỉnh cũng sẽ triển khai đầu tư dự án hệ thống cấp nước tập trung vùng nông thôn, giai đoạn 2022 - 2024, sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương 60 tỉ đồng với quy mô cấp nước cho trên 5,3 nghìn hộ dân trên địa bàn 8 xã thuộc 4 huyện Hải Lăng, Cam Lộ, Hướng Hóa và Đakrông.

Riêng đối với 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu cho đồng bào dân tộc thiểu số (CRIEM) dự kiến sẽ đầu tư công trình cấp nước nông thôn với tổng mức gần 145 tỷ đồng. Dự án này có quy mô cấp nước sạch đạt quy chuẩn cho trên 5,3 nghìn hộ dân tại 4 xã Hướng Linh, Tân Hợp, Lìa, Xy (Hướng Hóa) và 2 xã Mò Ó, Hướng Hiệp thuộc (Đakrông).

Quảng Trị đặt mục tiêu đến năm 2025, tỉ lệ cấp nước sinh hoạt nông thôn hợp vệ sinh trên địa bàn tỉnh đạt 97,5%. Đối với vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông, Sở NN&PTNT đã đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh, đơn vị chủ đầu tư dự án CRIEM để đánh giá, rà soát lại tình trạng hoạt động các công trình cấp nước nông thôn trên địa bàn, xác định cụ thể nhu cầu sử dụng nước của người dân. Từ công tác khảo sát, các dự án triển khai trên địa bàn sẽ có định hướng mở rộng phạm vi, quy mô cũng như tính ưu tiên trong đầu tư công trình cấp nước nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu cấp nước sạch đạt quy chuẩn cho trên 12,5 nghìn hộ dân còn lại.

Empty

Tỉ lệ số hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước tập trung của tỉnh Quảng Trị chỉ 26,08%, thấp hơn nhiều so với bình quân chung cả nước. Ảnh: Võ Dũng.

Đối với khu vực đồng bằng và một số xã thuộc vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, vùng bãi ngang, ven biển thuộc các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong và Hải Lăng, UBND tỉnh đang đề xuất với các bộ, ngành Trung ương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt dự án nước sạch và vệ sinh nông thôn bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2025. Các dự án này sẽ sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới với tổng mức đầu tư đề xuất là 30 triệu  USD (tương đương 694,4 tỉ đồng).

Xem thêm
Ông Trịnh Văn Bình làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hà Giang

Ngày 4/11, UBND tỉnh Hà Giang đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Trịnh Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT.

Hà Lan tiếp tục hỗ trợ quản lý nước, rủi ro về nước vùng ĐBSCL

Chiều 4/11, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp tiếp và làm việc với bà Meike van Ginneken, Đặc phái viên về nước của Hà Lan. 

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.