| Hotline: 0983.970.780

Giải cứu cá thể khỉ đuôi lợn quý hiếm

Thứ Năm 16/06/2022 , 15:14 (GMT+7)

Người dân đã dùng 20 kg gạo để đổi lấy cá thể khỉ đuôi lợn quý hiếm rồi sau đó bàn giao lại cho Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh nuôi dưỡng, chăm sóc.

Ngày 16/6, ông Lê Văn Vinh, Phó Giám đốc Ban quản lý Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh (tỉnh Gia Lai) cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận 1 cá thể khỉ đuôi lợn, thuộc danh sách động vật nguy cấp quý, hiếm nhóm IIB để nuôi dưỡng, chăm sóc, trước khi thả về rừng tự nhiên.

Cá thể khỉ đôi lợn đã được bàn giao cho Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh.

Cá thể khỉ đôi lợn đã được bàn giao cho Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh.

Cụ thể, cá thể khỉ đuôi lợn nặng khoảng 6 kg, được ông Đỗ Văn Tâm (thôn 1, xã Kim Tân, huyện Ia Pa, Gia Lai) đổi của một người dân địa phương với giá 20 kg gạo vào ngày 12/4. Sau khi nắm được thông tin, Hạt Kiểm lâm huyện Ia Pa đã làm công tác tuyên truyền, vận động, gia đình ông Tâm đã tự nguyện làm các thủ tục bàn giao cá thể cho Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật (Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh) theo đúng quy định.

Ông Vinh cho biết, sau khi tiếp nhận, Ban quản lý Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh sẽ có kế hoạch đảm bảo các điều kiện cần thiết để cá thể khỉ đuôi lợn được an toàn, khoẻ mạnh trước khi thả về rừng tự nhiên.

Thời gian tới, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh sẽ theo dõi sức khoẻ, chăm sóc bằng thức ăn mà loài khỉ này thường ăn và cho sống trong môi trường gần với tự nhiên, bán hoang dã để tập làm quen dần. Sau đó, cảm thấy khoẻ mạnh bình thường, chúng tôi sẽ thả về tự nhiên”.

Theo thống kê của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, từ năm 2019 đến giữa tháng 6/2022, Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật trực thuộc vườn đã nhận bàn giao 100 cá thể động vật và 22,5 kg rắn để thả về môi trường tự nhiên. Trong số này, đa số thuộc nhóm IB, IIB, động vật rừng nguy cấp quý hiếm.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Nhiều rào cản trong phát triển rừng gỗ lớn

Quảng Nam Phát triển rừng gỗ lớn giúp tăng hiệu quả kinh tế, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này thì cần phải tháo gỡ những rào cản.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.