| Hotline: 0983.970.780

Giải Nobel bất tử

Thứ Tư 17/10/2012 , 10:26 (GMT+7)

Đến tận bây giờ, người ta vẫn gọi giải Nobel Y học của Rita Levi-Montalcini là bất tử, như ví von về sự bất diệt trong những cống hiến của bà.

Đến tận bây giờ, người ta vẫn gọi giải Nobel Y học của Rita Levi-Montalcini là bất tử, như ví von về sự bất diệt trong những cống hiến của bà.

Tháng 4 vừa qua, Rita chính thức bước sang tuổi 103 nhưng bà vẫn còn minh mẫn, khỏe mạnh. Bà vẫn say sưa những lý thuyết y học, hơn thế nữa, bà cũng là minh chứng trường tồn cho sự cống hiến với nhân loại trong lĩnh vực y học.

NỮ HỌA SĨ RẼ SANG Y KHOA

Rita Levi-Montalcini được sinh tại thành phố Turin (Ý) vào năm 1909, cùng người chị em sinh đôi, Paola, trong một gia đình gốc Do Thái. Bố của Rita là kỹ sư điện, còn mẹ là họa sĩ. Anh của bà, ông Gino, khi còn sống là giáo sư Đại học Turin và là kiến trúc sư nổi tiếng tại Ý. Rita cũng từng có mơ ước trở thành nhà văn do chịu ảnh hưởng của chị gái, một người mê viết tiểu thuyết lãng mạn.

Rita, trong ánh mắt những người bạn của bà, là một phụ nữ “rất Ý”. Bà tỏ ra thiên hướng yêu hội họa, mê kiến trúc cổ kính, mê văn chương. Bố của Levi-Montalcini, một người yêu gia đình và sống cho gia đình, tôn trọng phụ nữ nhưng lại nghĩ rằng đối với phụ nữ, công việc học hành cao quá, sẽ không dung hòa được với bổn phận của một người vợ, người mẹ. Chính vì vậy, ông đã quyết định không để những cô con gái của mình học đại học.

Lớn lên, Rita đã trở thành một trong những họa sĩ nổi tiếng nhất tại Ý, tuy vậy, bà luôn tỏ ra không thỏa mãn với sự học của mình. Bà quyết định không theo con đường mà bố vạch ra để quyết tâm lao vào học hành, nghiên cứu.

Bà tốt nghiệp trung học phổ thông để vào học Đại học y khoa tại Turin. Tại đây, bà trở thành bạn và sau này là đồng nghiệp của Salvador Luria và Renato Dulbecco, cả 3 đều lần lượt nhận giải thưởng Nobel về Y học - sinh lý học vào các năm 1969 (Salvador Luria), 1975 (Renato Dulbecco) và 1986 (Rita Levi-Montalcini).

Yếu tố phát triển thần kinh cùng với yếu tố phát triển thượng bì phát hiện bởi bà và Stanley Cohen, một nhà khoa học Mỹ đã giúp con người hiểu được cơ chế điều hòa quá trình sinh trưởng và biệt hóa của tế bào. Sau khi hai yếu tố này được làm sáng tỏ, hàng loạt các yếu tố phát triển, phân chia và biệt hóa khác của tế bào lần lượt được tìm ra.

Trong cuộc đời của Rita, bà từng được tổng thống Ý, ông Carlo Azeglio Ciampi phong tặng là nghị sĩ trọn đời. Mặc dù phải đi khắp thế giới vì những hoạt động khoa học nhưng bà vẫn tham dự một cách tích cực với công việc của một nghị sĩ tại thượng viện. Sự ủng hộ giành cho bà từ những người đứng đầu chính phủ cũng là nguyên nhân của những chỉ trích từ phía những chính khách bất đồng chính kiến giành cho bà.


Ở tuổi 103, Rita vẫn là một diễn giả về khoa học

"TÔI NHƯ 20 TUỔI"

Trong lễ sinh nhật lần thứ 103 của bà vào tháng 4 vừa qua, câu nói: “Tôi như 20 tuổi và thậm chí, tôi còn minh mẫn hơn hồi 20 tuổi” khiến hàng loạt các báo đài đăng tải về sức sống bền bỉ của Rita. Sự hiện diện của bà như minh chứng trường tồn cho giải Nobel của bà. Nhiều nhà khoa học ví von “103 tuổi của Rita chính là một minh chứng hữu dụng và thực tế nhất mà Uỷ ban Nobel nên tự hào về “yếu tố phát triển thần kinh” và hình ảnh của Rita nên được trưng dụng ra trang chủ”.

Ở tuổi 103, ít ai biết rằng, Rita vẫn đang theo đuổi một nghiên cứu tâm huyết, ít ai biết được cụ thể và chi tiết về nghiên cứu đó. Tuy vậy, bà đã chia sẻ rằng: “Đó là một nghiên cứu về việc phát hiện sớm những bệnh hiểm nghèo như ung thư và bệnh Parkinson”.

Ở tuổi 103, đôi mắt bà vẫn sáng và nhớ vanh vách những công đoạn bà đã nghiên cứu. Sự cống hiến tận tụy của bà đang là điểm sáng trên bầu trời khoa học nhân loại. Những kết quả nghiên cứu nhỏ của bà luôn là đề tài được bình luận rôm rả trên các tạp chí chuyên môn khoa học, song song, là sự mong mỏi về kết quả nghiên cứu có thể là cuối đời của Rita.

Về những nghiên cứu của Rita, có khoảng 20 cuốn sách bằng nhiều thứ tiếng đã được xuất bản, chưa kể rất nhiều các tạp chí khoa học đã đăng tải và song song, là tư liệu giảng dạy tại các trường Đại học y khoa.

Cuộc đời của Rita cũng được làm thành phim tài liệu và là đề tài nổ ra nhiều cuộc thảo luận ở chính trường nước Ý.

Rita luôn móm mém cười đùa mỗi khi có ai đó hỏi: “Rita này, bà vẫn chưa về hưu sao?”, và bà trả lời: “Nếu ngừng làm việc có nghĩa là về hưu thì quả thực, tôi chưa có ý định đó, thấy không, tôi vẫn miệt mài làm việc mỗi ngày”.

Ngoài công tác chuyên môn, bà còn đảm nhiệm chức vụ thượng nghị sĩ trọn đời của Ý. Sáng nào bà cũng có mặt tại Viện nghiên cứu và buổi chiều lại đều đặn tới văn phòng Quỹ Giáo dục Phụ nữ châu Phi. Trong lần chia sẻ trên báo chí hiếm hoi, Rita đã tâm sự: “Đừng sợ những giây phút khó khăn. Những điều tốt đẹp nhất luôn sinh ra chính từ sự khó khăn ấy. Những gì tôi đã làm là chưa đủ, trong tương lai tôi vẫn phải nỗ lực hơn nữa”. Và bà đã nói rất nhiều, những hồi ức đẹp đẽ về những bức tranh ngày bé bà đã xem, những cuốn sách, niềm đam mê kiến trức và lẫn đâu đó, những huy hoàng mà giải Nobel vào năm 1986 mà bà có được.

Theo người thân của bà kể, sáng sáng bà dậy rất sớm, làm một vài động tác thể dục cho giãn xương cốt. Sau đó, bà ăn sáng và xem tivi, đọc báo khoa học. Để tận dụng thời gian, nhiều khi bà thực hiện thí nghiệm ngay tại phòng ngủ, chứ không đến phòng thí nghiệm. Điều bà có hứng thú nhất là gặp gỡ những nhà khoa học trẻ tuổi để trao đổi và truyền lửa cho thế hệ tiếp. Trong lễ sinh nhật lần thứ 100, bà cũng chỉ chia sẻ với đồng nghiệp trẻ rằng: "Thật buồn, bởi bà chị song sinh của tôi đã không còn, đồng nghiệp cùng thời cũng chả còn ai. Tôi không sợ cái chết, cái mà tôi cần nhất trong thời điểm này là tôi để lại cái gì cho nhân loại”.

Ngay sau đó, nhiều tờ nhật báo của Ý đã giật tít "Rita: Bà đã để lại sự bất tử".

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm