| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp giúp nông dân làm giàu

Thứ Sáu 11/10/2013 , 10:50 (GMT+7)

Trở lại ấp Trung Bình, xã Tuân Túc, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng vào những ngày này mới cảm nhận hết niềm vui của bà con nông dân sau vụ thu hoạch lúa HT.

Trở lại ấp Trung Bình, xã Tuân Túc, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng vào những ngày này mới cảm nhận hết niềm vui của bà con nông dân sau vụ thu hoạch lúa HT.

Cách đây hơn 1 năm, khi nói đến việc tham gia vào mô hình SX CĐML họ còn ngần ngại. Thế nhưng, hiện tại nhiều hộ tự nguyện xin tham gia để cùng nhau làm giàu.

Tiếp xúc với chúng tôi nhân dịp Cty CP Phân bón sinh hóa Củ Chi tổ chức hội nghị khách hàng vào đầu tháng 10/2013 nhằm giới thiệu đến bà con nông dân những sản phẩm chất lượng tốt nhất của Cty, ông Huỳnh Quyên, Trưởng ban Nhân dân ấp Trung Bình, mừng ra mặt: “Hồi nào tới giờ bà con ở đây đã quen với cách SX truyền thống theo kiểu nhỏ lẻ, mạnh ai nấy làm nên năng suất không cao. Nhớ lúc mới được vận động vào CĐML nhiều người nghi ngờ về tính hiệu quả của nó. Do đó số lượng nông dân ở ấp tham gia vào CĐML ban đầu rất ít, nhưng nay thì khác.

Thấy được lợi ích kinh tế mang lại cao khi tham gia CĐML nên ngày càng có nhiều người tự nguyện xin vào. Bản thân tôi và bà con ở đây đều khẳng định, mô hình SX này là giải pháp thiết thực giúp nông dân chúng tôi làm giàu”.


Nông dân SX CĐML ấp Trung Bình được nhận quà của Cty CP Phân bón sinh hóa Củ Chi

Tạo mọi điều kiện

Theo lời ông Quyên, toàn ấp Trung Bình có 624 ha đất SX lúa, với 551 hộ chủ yếu là đồng bào Khmer. Đời sống của người dân trong ấp trước đây gặp rất nhiều khó khăn, nhưng khoảng 2 năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Hiện tại ấp đã hình thành mô hình SX CĐML với diện tích 69 ha, có 77 hộ dân tham gia. “Con số này chỉ là tạm thời, trong vụ SX tới nó sẽ được nhân lên gấp nhiều lần. Hiện có nhiều bà con trong ấp đăng ký tham gia vào CĐML”, ông Quyên nói.

Ông Võ Thanh Liêm, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp huyện Thạnh Trị cho biết, Ban lãnh đạo HTX luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để bà con tham gia vào CĐML. Cụ thể như việc chọn lựa những loại giống tốt, năng suất cao, phân bón, thuốc BVTV… cũng được chú trọng lựa chọn kỹ càng trước khi chuyển giao cho bà con SX.

Là người vừa trúng đậm trong vụ lúa HT, lão nông Huỳnh Ten, ngụ ấp Trung Bình phấn khởi nói: “Gia đình tôi có hơn 2 ha đất SX. Trước đây làm ăn phải đầu tư nhiều chi phí, trong khi năng suất thu hoạch lại không cao. Nhưng từ ngày SX theo mô hình CĐML kinh tế gia đình tôi ngày càng phát triển. Vụ lúa vừa rồi sau khi thu hoạch trừ đi tất cả chi phí tôi còn lãi hơn 70 triệu đồng. Đây là số tiền lớn mà trước đây tôi có nằm mơ cũng không thấy”.

Còn ông Thái Sà Gon thì khẳng định: “Cái lợi lớn nhất đối với nông dân chúng tôi khi tham gia vào CĐML là được tiếp cận với những tiến bộ KHKT, nguồn giống tốt, phân bón chất lượng… Đặc biệt là được đầu tư và bao tiêu sản phẩm làm ra. Quân bình 1 ha thu hoạch đạt trên dưới 6 tấn lúa/vụ”.

Không chỉ riêng gì ở ấp Trung Bình, những năm gần đây ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng đã đẩy mạnh nhân rộng mô hình hợp tác SX CĐML ở tất cả các địa phương trong tỉnh.

Để giúp người dân nâng cao năng suất, ngành chức năng đã đưa cơ giới xuống đồng ruộng, tăng cường các lớp tập huấn chuyển giao KH-KT đến tận tay nông dân. Ngoài ra chính quyền ở từng địa phương còn hỗ trợ tạo mọi điều kiện tốt nhất để bà con tiếp cận với nguồn vốn nhằm trang bị máy móc hiện đại phục vụ việc SX.

Tỉnh đã thực hiện đề án cơ giới hóa các khâu thu hoạch và sau thu hoạch, với 2 gói hỗ trợ chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 hỗ trợ nông dân mua 150 máy và giai đoạn 2 hỗ trợ 100 máy gặt đập liên hợp (mỗi máy trị giá trên dưới 500 triệu đồng).

Ngoài ra, toàn tỉnh có 524 máy thu hoạch lúa hoạt động, tỷ lệ thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp đạt trên 80%, giúp giảm thất thoát khoảng 27.400 tấn lúa và giảm chi phí thuê lao động thủ công hàng trăm tỷ đồng.

Theo thống kê của ngành chức năng, toàn tỉnh đã hình thành được 107 mô hình CĐML, với tổng diện tích 12.500 ha, 8.400 hộ dân tham gia. Trong đó 22 điểm quy mô trên 100 ha, 46 điểm quy mô từ 50 - 100 ha và 39 điểm quy mô dưới 50 ha. Mô hình này đã giúp nông dân giảm chi phí SX tới 12%, lợi nhuận tăng khoảng 21% so với SX truyền thống.

Cam kết mang đến sản phẩm tốt nhất

Đó là khẳng định của ông Cao Mạnh Hùng, PGĐ Cty CP Phân bón sinh hóa Củ Chi tại hội nghị khách hàng. Theo ông Hùng, trong những năm qua, Cty luôn đầu tư, trang bị máy móc hiện đại để SX ra những sản phẩm có chất lượng cao nhất, nhằm giúp nông dân tăng năng suất trong từng vụ lúa.

Hàng năm Cty cung ứng cho bà con ĐBSCL khoảng 15 ngàn tấn phân bón các loại như: 20-20-15TE; 25-25-5TE; Lân OMF…

Ông Võ Thanh Liêm khẳng định, các dòng sản phẩm của Cty CP Phân bón sinh hóa Củ Chi đang là niềm tin của bà con nông dân. Với chất lượng cao, giá thành hợp lý với túi tiền của người SX. Đây cũng là mặt hàng mà HTXNN Thạnh Trị lựa chọn để đầu tư cho bà con nông dân sử dụng.

Theo ông Lê Quang Chí, GĐ khu vực ĐBSCL (Cty CP Phân bón sinh hóa Củ Chi), đối với các dòng sản phẩm NPK 25-25-5TE hay 20-20-15TE có đặc tính chung là thích hợp với tất cả các loại cây trồng, tăng khả năng chống chịu hạn, hạn chế tối đa sâu bệnh, tăng năng suất, chất lượng nông sản, tăng hiệu quả, đặc biệt là cải thiện độ phì nhiêu của đất…

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Trách nhiệm chủ chó, mèo đang bị bỏ ngỏ

Người nuôi để chó, mèo thả rông, không rọ mõm khi chăn dắt… khiến việc chó cắn người đi đường, mất an toàn giao thông, gây mất mỹ quan ngày càng trở nên phổ biến.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.