| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp hạn chế rụng trái non cây cà phê

Thứ Hai 08/08/2022 , 09:24 (GMT+7)

Sau ra hoa, đậu quả, cây cà phê bước vào giai đoạn nuôi quả trong mùa mưa. Vào tháng 6, 7 hiện tượng rụng trái non trên cây cà phê xảy ra.

Mức độ, tỷ lệ trái rụng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết, quá trình chăm sóc của nông dân. Ngoài ra, giai đoạn này rụng trái sinh lý của cây cà phê cũng xảy ra, thông thường chiếm từ 5 – 20% số trái, phụ thuộc vào đặc tính di truyền và sức khỏe của cây.

Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ rụng trái cà phê từ 30 – 40 %. Như vậy, việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật canh tác để hạn chế rụng trái non trên cây cà phê trong mùa mưa sẽ góp phần nâng cao được năng suất, thu nhập.

Nguyên nhân gây rụng trái non trên cây cà phê gồm 2 nhóm chính, khách quan và chủ quan.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý sẽ giúp hạn chế được tình trạng rụng quả non cà phê.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý sẽ giúp hạn chế được tình trạng rụng quả non cà phê.

Nguyên nhân khách quan gây rụng trái non

- Rụng trái non sinh lý: Đây là hiện tượng tự nhiên của cây cà phê, thông thường tỷ lệ đậu quả càng cao, số trái/chùm nhiều (40 – 50 trái) thì tỷ lệ rụng trái có xu hướng càng cao. Các giống cà phê khác nhau tỷ lệ rụng trái sinh lý cũng khác nhau. Thể trạng cây yếu thì tỷ lệ rụng trái nhiều hơn.

- Rụng trái non do yếu tố thời tiết: Mưa dầm dài ngày, trời âm u, độ ẩm trong đất cao làm hệ thống rễ thiếu oxy để hô hấp, hấp thu dinh dưỡng cây cà phê không cung cấp kịp thời để nuôi quả cùng với quá trình quang hợp của cây bị hạn chế do thiếu ánh sáng đã làm cho quá trình sinh lý, sinh hóa trong cây bị ảnh hưởng nên xảy ra tình trạng rụng trái non trên cây cà phê.

Nắng hạn kéo dài, độ ẩm đất bị suy giảm dẫn đến tình trạng hệ thống rễ cây không thể hấp thu được dinh dưỡng (do thiếu nước cục bộ) cũng làm cho cây cà phê bị rụng trái non.

- Sâu bệnh hại: Trong mùa mưa, nhiều đối tượng sâu bệnh gây hại làm gia tăng tỷ lệ rụng trái non trên cây cà phê như bệnh vàng lá thối rễ, bệnh nấm hồng, thán thư, rệp sáp hại rễ…

Phân bón Đầu Trâu của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền giúp cà phê chống rụng trái non và chắc hạt.

Phân bón Đầu Trâu của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền giúp cà phê chống rụng trái non và chắc hạt.

Nguyên nhân chủ quan gây rụng trái non

- Quản lý dinh dưỡng trên vườn cà phê chưa phù hợp, thiếu khoa học,  trong đó đáng chú ý là việc bón phân cho cây cà phê mất cân đối giữa các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng; kỹ thuật bón phân chưa đảm bảo, dẫn đến tình trạng tăng tỷ lệ rụng trái non do lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây bị thiếu và mất cân đối. Việc cung cấp một lượng dinh dưỡng không cân đối, đầy đủ cũng làm ảnh hưởng đến khả năng phát sinh hệ cành dự trữ cho vụ sau, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của cây và năng suất cà phê năm tiếp theo.

- Quản lý cắt tỉa cành, tỉa chồi vượt chưa tốt, không kịp thời cũng góp phần làm tăng tỷ lệ rụng trái non trên cây cà phê. Việc không quan tâm đến tỉa cành, tỉa chồi vượt kịp thời, đặc biệt là giai đoạn tháng 7, 8 sẽ làm cho cây cà phê um tùm cành lá, là nơi trú ngụ của các loại sâu gây hại, là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển tấn công.

Cây cà phê có quá nhiều cành thứ cấp, chồi vượt sẽ cạnh tranh dưỡng chất với trái cà phê, từ đó làm cho trái cà phê không đủ dinh dưỡng để tăng trưởng, vì vậy việc rụng trái là vấn đề đương nhiên xảy ra nhằm điều chỉnh số lượng trái/chùm tương ứng với lượng dinh dưỡng mà cây có thể cung cấp.

Cần thường xuyên thăm vườn để phát hiện sớm các đối tượng gây hại, từ đó có giải pháp phòng trừ kịp thời và hiệu quả, giúp hạn chế rụng trái non trên cây cà phê. 

Cần sử dụng cân đối, kết hợp giữa phân vô cơ và hữu cơ cho cây cà phê. 

Cần sử dụng cân đối, kết hợp giữa phân vô cơ và hữu cơ cho cây cà phê. 

Các giải pháp hạn chế rụng trái non trên cây cà phê

- Bón phân cân đối, hợp lý nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng theo từng giai đoạn và mức năng suất của vườn cà phê là giải pháp quan trọng hàng đầu trong việc hạn chế tỷ lệ rụng trái non trên cây cà phê.

Sử dụng phân bón vô cơ kết hợp với phân hữu cơ là giải pháp quản lý dinh dưỡng phù hợp trong bối cảnh hiện nay, không những góp phần cải thiện độ phì nhiêu đất, hạn chế thất thoát dinh dưỡng, tăng hệ số sử dụng phân bón, tiết kiệm chi phí đầu tư, giảm thiểu khí phát thải nhà kính mà còn giúp cây cà phê sinh trưởng khỏe, năng suất cao và ổn định.

- Để đảm bảo cung cấp được lượng dinh dưỡng cân đối, đầy đủ nhằm hạn chế rụng trái non trên cây cà phê, bà con cần lưu ý sử dụng các loại phân bón chuyên dùng theo giai đoạn như Đầu Trâu tăng trưởng cho cho cà phê đầu mùa mưa; giai đoạn giữa và cuối mùa mưa bón phân Đầu Trâu chắc hạt. Hoặc có thể sử dụng các loại phân bón NPK có tỷ lệ đạm, lân cao hơn so với kali cho cà phê đầu mùa mưa như NPK 16-16-8+S+TE, 16-16-13, 18-12-8, 19-16-8…..; sử dụng các loại phân bón NPK có tỷ lệ đạm và kali cao hơn lân để bón cho cà phê vào giữa và cuối mùa mưa như 16-8-16+S+TE, 16-8-18+S+TE, 16-7-17+S+TE, 15-8-18+TE….

Trường hợp vườn cà phê có triệu chứng thiếu vi lượng kẽm (Zn), bo (B), cần bón bổ sung thêm 25 – 30kg kẽm sun phát hoặc 10 – 15kg borax.

Cần thường xuyên thăm vườn để phát hiện, phòng trừ kịp thời sâu bệnh hại, giúp hạn chế rụng trái non.

Cần thường xuyên thăm vườn để phát hiện, phòng trừ kịp thời sâu bệnh hại, giúp hạn chế rụng trái non.

- Cần lưu ý phải thực hiện bón phân theo nguyên tắc "4 đúng, 1 không" (đúng loại phân, đúng lượng, đúng thời điểm, đúng kỹ thuật; không bón đón mưa) để đảm bảo cho cây cà phê hấp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất, hạn chế được sự thất thoát, tăng hiệu quả sử dụng, đây là cơ sở khoa học của việc tiết kiệm chi phí đầu tư phân bón.

Để tăng hiệu quả sử dụng phân bón, có thể chia lượng phân hóa học bón nhiều lần trong mùa mưa, mỗi lần cách nhau khoảng 20 – 25 ngày. Khi gặp điều kiện thời tiết bất thuận như khô hạn kéo dài, mưa dầm, nên bổ sung dinh dưỡng cho cây cà phê bằng hình thức phun qua lá để hạn chế rụng trái non (nên dùng các loại phân bón lá chuyên dùng). Nồng độ, kỹ thuật phun theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Giữa mùa mưa, cần tiến hành cắt tỉa cành, tỉa chồi vượt kịp thời để bộ tán cây cà phê thông thoáng, hạn chế sự sinh sôi, phát triển của các đối tượng sâu bệnh hại, giúp cây cà phê tập trung dinh dưỡng để nuôi trái, giảm tỷ lệ rụng trái non, giúp hệ cành dự trữ sinh trưởng khỏe, đảm bảo năng suất cao, ổn định vào các năm sau.

Cần tăng cường tần suất thăm vườn, phát hiện kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại để phòng trừ kịp thời và hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư, hạn chế nguy cơ ô nhiễm môi trường và giúp cây cà phê giảm được hiện tượng rụng trái non. Nên lưu ý ưu tiên sử dụng các chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật sinh học theo nguyên tắc "4 đúng".

Xem thêm
Vipesco hỗ trợ nông dân quản lý cỏ dại, ốc bươu vàng

Triển khai vụ lúa đông xuân 2024 - 2025 tại ĐBSCL, Vipesco tập trung giúp nông dân các biện pháp quản lý hiệu quả cỏ dại, ốc bươu vàng trên đồng ruộng ngay từ đầu vụ.

Quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang chồng chéo, xung đột

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang xung đột giữa các quy định hiện hành và mang nặng tính hình thức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?