| Hotline: 0983.970.780

Bón phân Đầu Trâu mặn phèn vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long

Thứ Sáu 22/07/2022 , 08:19 (GMT+7)

Phân Đầu Trâu mặn phèn bón cho vùng ven biển ở đồng bằng sông Cửu Long mang lại hiệu quả cao cho các mô hình “Canh tác lúa thông minh"...

Để biết được tại sao bón phân Đầu Trâu mặn phèn cho vùng ven biển ở ĐBSCL mang lại hiệu quả cao, trước tiên phải biết trong phân Đầu Trâu mặn phèn có chứa những dưỡng chất gì. Phân Đầu Trâu mặn phèn có chất Can-xi (Ca) chiếm 14,2%, lân (P) chiếm 12% P2O5 hữu hiệu. Ngoài ra còn có chất đạm (N) chiếm 4% tổng số và Si-lic (Si) chiếm 1% SiO2 hữu hiệu. Như vậy, trong phân có 2 chất Ca và P có hàm lượng cao nhất và gần tương đương nhau.

 

Tiếp theo là phải biết tính chất đất ven biển ở ĐBSCL. Qua kết quả phân tích 72 mẫu đất của 38 điểm trong mô hình “Canh tác lúa thông minh" ở ĐBSCL cho thấy, vùng đất ven biển (vùng được đánh số 1 trên bản đồ), có mặt ở 9 tỉnh trên tổng số 13 tỉnh thành của ĐBSCL, có hàm lượng Ca chỉ bằng khoảng một nửa của Mg.

Nhưng theo Viện Nghiên cứu lúa IRRI, để cây lúa phát triển tốt thì hàm lượng can-xi (Ca) phải nhiều gấp 3 lần ma-giê (Mg). Như vậy, đất vùng ven biển ĐBSCL có hàm lượng Ca mất cân đối với Mg. Mặc dù hàm lượng Ca trong đất không phải là thấp, nhưng cây lúa không hấp thụ đủ Ca do sự canh tranh của Mg (cạnh tranh dinh dưỡng). Do đó, bón phân Đầu Trâu mặn phèn là cung cấp thêm Ca cho lúa.

Phân chuyên dùng Đầu Trâu mặn phèn của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền.

Phân chuyên dùng Đầu Trâu mặn phèn của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền.

Cũng qua kết quả phân tích đất trình bày trong Bảng 3, hàm lượng P hữu hiệu của đất vùng ven biền (vùng 1) ở mức thấp. Do đó, bón phân Đầu Trâu mặn phèn đã bổ sung dưỡng chất lân cho lúa. Ngoài ra, bón lót phân Đầu Trâu mặn phèn từ 100 - 150 kg/ha cũng để cho lân cố định chất sắt có nhiều trong đất, giúp cây lúa không bị ngộ độc sắt.

Hàm lượng Ca, Mg và K ở các Vùng ven biển ở ĐBSCL.

Hàm lượng Ca, Mg và K ở các Vùng ven biển ở ĐBSCL.

              

Phân tích vùng ven biển.

Phân tích vùng ven biển.

Đất vùng ven biển khi bị mặn xâm nhập có chứa nhiều độc chất Na-tri (Na) và Clo (Cl) do 2 chất này có nhiều trong nước mặn. Bón lót phân Đầu Trâu mặn phèn đã “đuổi” các độc chất này ra khỏi đất theo cơ chế đối kháng điện tích (nghĩa là 2 chất có điện tích giống nhau đuổi đẩy nhau). Như vậy, Ca trong phân có diện tích dương đã đuổi Na (có điện tích dương) và P trong phân có điện tích âm đuổi Cl (điện tích âm). Nhờ vậy, việc rửa mặn đạt hiệu quả cao và nhanh chóng.

Liều lượng bón phân Đầu Trâu mặn phèn cho cây lúa trong mô canh tác lúa - tôm và chuyên canh lúa cho vùng ven biển ĐBSCL như sau:

Chương trình 'Canh tác lúa thông minh' ở ĐBSCL là chương trình hợp tác giữa Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền.

Chương trình "Canh tác lúa thông minh" ở ĐBSCL là chương trình hợp tác giữa Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền.

Xem thêm
Bệnh virus hại tiêu và cách phòng trị

Bệnh virus hại tiêu (bệnh tiêu điên) là loại bệnh khá phổ biến đối với cây tiêu làm giảm năng suất, chất lượng thậm chí khiến tiêu bị chết hàng loạt rất nguy hiểm...

Áp dụng khẩu phần đạm thô thấp mang hiệu quả kép cho chăn nuôi lợn

Giảm tỷ lệ protein thô trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi lợn đem lại tác động đa lợi ích, vùa hướng tới giảm phát thải khí nhà kính vựa hạ giá thành chăn nuôi.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?