Sầu riêng là loại cây trồng rất mẫn cảm với mặn, nếu như đối với một số cây trồng khác không được tưới nước khi nồng độ mặn trên 1‰ thì riêng đối với sầu riêng thì độ mặn phải dưới 0,5‰ mới dùng để tưới được cho cây.
Do ảnh hưởng của xâm nhập mặn các vườn cây sầu riêng tại một số tỉnh ở ĐBSCL bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có nhiều vườn cây bị chết khô, một số khắc phục kịp thời vẫn có thể duy trì. Tuy nhiên hậu quả kéo dài làm cho đất và cây trồng vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề, nó tác động rất lớn đến sinh trưởng và năng suất cây sầu riêng. Cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 2023, Công ty Sitto Việt Nam ghi nhận ảnh hưởng của mặn đến một số vườn sầu riêng đã thu hoạch và đang mang trái tại huyện Chợ Lách (Bến Tre).
Đối với những vườn đất thấp, xa kênh dẫn nước từng bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn các năm trước thì cây sầu riêng thường bị hiện tượng cháy chóp lá đến nửa lá, rồi rụng dần khi mang trái, dẫn đến rụng hoa và trái, cây mất lá, đen rễ rồi suy yếu. Kiểm tra độ mặn trong đất dao động từ 0,2-0,6‰, trong khi nông dân đang giữ nước trong mương có độ mặn 0,1‰ để tưới cho cây.
Khi cây bị xâm nhập mặn ѕẽ gây ảnh hưởng cho sự sinh trưởng, phát triển, gây xáo trộn và mất cân đối sự hấp thu nước, các chất dinh dưỡng dẫn đến cây bị suy, kém năng suất, nặng hơn, cây có thể bị chết.
Việc dư thừa muối trong đất sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu của hỗn hợp đất, độ mặn của đất tăng cao đến mức sức hút nước của đất nếu cao hơn sức hút nước của rễ thì chẳng những cây không lấy được nước trong đất mà còn mất nước ngược lại vào đất. Nếu cây không hút được nước trong khi đó quá trình thoát hơi nước của lá vẫn diễn ra bình thường làm mất cân bằng nước gây nên hạn sinh lý, cây mất nước, khô lá và chết. Ngoài ra việc cháy lá còn do sự vận chuyển Na+ lên mặt lá thông qua việc bốc thoát hơi nước, Na+ đọng trên mặt lá khi gặp nắng cũng xảy ra tình trạng cháy lá.
Một giải pháp được Sitto Việt Nam đưa ra dựa trên nguyên lý này để giúp cây trồng tăng cường sự hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng tốt nhất, giảm sự hấp thụ Na+ của cây và giảm sự lưu tồn nồng độ muối trong đất. Qua đó giúp phục phục hồi rễ và kích tạo cơi đọt để phục hồi cây đạt hiệu quả.
Bước 1: Sau khi thu hoạch cho cây nghỉ 7-10 ngày rồi tiến hành cắt cành hư cành bệnh, phun rửa vườn bằng Sitto Tincture Bioclean.
Bước 2: Sau 1 tuần tiến hành kiểm tra độ mặn trong đất và nước trong mương trữ (số liệu đo được độ mặn trong đất từ 0,5-0,6‰, trong nước là 0,1‰), sau đó tiến hành tưới nước kết hợp sản phẩm Ultra-Green + Sitto Humic Total theo tỷ lệ 4:1 (4 lít Ultra-Green + 1 kg Humic) hòa trong 200 lít nước tưới ướt liếp, tưới lại ngày hôm sau để các hoạt chất hòa tan và ngấm đều vào đất.
Bước 3: 2-3 ngày sau phun Amine và Alga+K, cung cấp dinh dưỡng có hàm lượng Kali cao nhằm tăng hàm lượng K+ trong cây để tỷ lệ K/Na cao làm hạn chế sự thu hút Na+ vào cây, hạn chế độc do Na+, đồng thời tăng tính chống chịu của cây trồng đối với mặn.
Bước 4: 10-15 ngày sau bổ sung phân hữu cơ vi sinh vào gốc, kết hợp phun qua lá NPK hòa tan Sitto Fopro 30-10-10+TE giúp kích thích kéo đọt non.
Sau 1 tháng xử lý đã đạt được hiệu quả rất tốt, cây sầu riêng phục hồi được bộ lá, lá không còn bị cháy, không xuất hiện cháy lá mới, cơi đọt xanh, lá dày. Độ mặn trong đất giảm xuống còn 0,1‰.