| Hotline: 0983.970.780

Giải quyết được không nạn lấn chiếm đất rừng giữa Bình Định – Gia Lai?

Thứ Ba 19/05/2020 , 09:19 (GMT+7)

Gần 890ha rừng giáp ranh của Bình Định bị người dân Gia Lai xâm chiếm hơn 10 năm qua để canh tác, mãi đến nay mọi nỗ lực giải quyết đều rơi vào bế tắc.

Người dân các xã thuộc TX An Khê (Gia Lai) kéo từng đoàn sang rừng phòng hộ do Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn (huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định) quản lý để xâm chiếm đất. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Người dân các xã thuộc TX An Khê (Gia Lai) kéo từng đoàn sang rừng phòng hộ do Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn (huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định) quản lý để xâm chiếm đất. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Theo UBND huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định), diện tích đất rừng giáp ranh của huyện này với TX An Khê (Gia Lai) nằm trên địa bàn 2 xã Vĩnh Hảo và Vĩnh Thuận bị các hộ dân 3 xã Tú An, Cửu An, Xuân An thuộc TX An Khê xâm chiếm với tổng diện là 883,84ha. Những hộ dân xâm chiếm rừng để trồng các loại cây: Keo, bạch đàn, mì, đậu, dưa hấu và nhiều loại hoa màu khác.

Trong đó, tại tiểu khu 210a thuộc xã Vĩnh Hảo có 162ha rừng có chức năng phòng hộ do Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Vĩnh Thạnh quản lý; tại tiểu khu 226, 217, 210b thuộc xã Vĩnh Thuận có 721,84ha trước đây do Cty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn quản lý, nay đã có hơn 400ha được công ty giao lại quyền quản lý cho UBND xã Vĩnh Thuận.

Sự việc nói trên diễn ra đã hơn 13 năm qua. Trong thời gian này, lãnh đạo và ngành chức năng 2 tỉnh Bình Định - Gia Lai đã có nhiều cuộc họp nhằm xác định lại diện tích rừng của Bình Định bị người dân Gia Lai xâm chiếm để đưa ra hướng xử lý.

Thế nhưng mãi đến nay, gần 890ha rừng phòng hộ của huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) vẫn đang bị người dân TX An Khê (Gia Lai) xâm chiếm để canh tác, khiến công tác quản lý, bảo vệ rừng giáp ranh của các ngành chức năng huyện Vĩnh Thạnh gặp nhiều khó khăn.

Ông Trần Phước Phi, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Vĩnh Thạnh, bày tỏ: “Trên mặt giấy tờ thì chúng tôi quản lý hơn 162ha rừng phòng hộ tại các khoảnh 1, 2 và 4 thuộc TK 210a.

Thế nhưng từ lâu nay diện tích này đã bị nhiều người dân ở làng Nhoi và làng Hòa Bình thuộc xã Tú An, TX An Khê xâm chiếm để canh tác.

Nhiều năm qua, chúng tôi đã hết giấy hết mực làm đơn kiến nghị, đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành chức năng liên quan tìm biện pháp giải quyết nhưng vẫn chưa có kết quả”.

Ông Nguyễn Ngọc Đạo, Chủ tịch Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn, cho biết: “Trong 728ha rừng giáp ranh với TX An Khê (Gia Lai) trước đây do công ty quản lý, sau khi giao lại cho UBND xã Vĩnh Thuận quản lý hơn 400ha, UBND tỉnh chỉ đạo cho công ty giữ lại 319ha để bố trí đất sản xuất cho người dân huyện Vĩnh Thạnh.

Tuy nhiên, đến nay công ty vẫn chưa thu hồi được diện tích rừng nói trên, bởi người dân xâm chiếm không chịu trả”.

Người dân An Khê (Gia Lai) ngang nhiên xâm chiếm đất rừng thuộc huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) bất chấp sự có mặt can thiệp của chủ rừng. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Người dân An Khê (Gia Lai) ngang nhiên xâm chiếm đất rừng thuộc huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) bất chấp sự có mặt can thiệp của chủ rừng. Ảnh: Vũ Đình Thung.

UBND xã Vĩnh Thuận (huyện Vĩnh Thạnh), địa phương vừa được Công ty TNHH Lâm nhiệp Sông Kôn chuyển giao quyền quản lý gần hơn 400ha tại các TK 210b, 217, 226 cũng đang lúng túng như “gà mắc tóc”.

Bởi, rừng thì đã được bàn giao trên hồ sơ, văn bản hẳn hoi, nhưng trên thực tế thì những diện tích rừng nói trên vẫn đang được các hộ dân ở TX An Khê canh tác, nên không biết quản lý kiểu gì.

“Diện tích rừng do Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn giao cho xã quản lý ở rất xa, đường đi cách trở, thế nhưng khi chúng tôi cử lực lượng đi đến đó thì người dân TX An Khê cứ lấy lý do đất này họ là do họ khai hoang, canh tác từ trước đến nay nên cứ cương quyết chiếm giữ, không chịu trả”, ông Đinh Văn Sao, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thuận, cho hay.

Thực hiện Chỉ thị 364-CT ngày 6/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã; sau khi đo đạc lại, ngành chức năng tỉnh Bình Định phát hiện có gần 890ha rừng trước kia do người dân các xã Tú An, Cửu An, Xuân An thuộc TX An Khê canh tác là thuộc về lâm phần do huyện Vĩnh Thạnh quản lý.

Từ đó đến nay, chính quyền và ngành chức năng 2 tỉnh Bình Định – Gia Lai đã có nhiều nỗ lực giải quyết nhằm trả lại đất cho huyện Vĩnh Thạnh nhưng vẫn bất thành.

Năm 2013, UBND huyện Vĩnh Thạnh và TX An Khê đã ký kết kế hoạch phối hợp xử lý việc lấn chiếm đất rừng của người dân vùng giáp ranh; trong đó tập trung tuyên truyền, vận động người dân không tiếp tục phá hoại rừng, lấn chiếm đất và trả lại diện tích đã lấn chiếm cho địa phương chủ sở hữu, thế nhưng mọi nỗ lực đều cho kết quả bằng không.

Người dân xâm chiếm đất rừng ngang nhiên nhổ bỏ những cây keo do Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn (huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định) mới trồng để xâm chiếm đất. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Người dân xâm chiếm đất rừng ngang nhiên nhổ bỏ những cây keo do Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn (huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định) mới trồng để xâm chiếm đất. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Theo ngành chức năng huyện Vĩnh Thạnh, phần lớn các đối tượng có hành vi xâm hại rừng là người đồng bào dân tộc thiểu số, nhận thức còn hạn chế. Họ còn bị nhiều đối tượng đứng sau kích động, xúi giục nên những giải pháp xử lý đều rơi vào bế tắc. Điều này khiến công tác quản lý, bảo vệ rừng giáp ranh của huyện Vĩnh Thạnh gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, tình trạng lấn chiếm đất rừng còn làm ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh trật tự của địa phương. Điều đáng quan ngại là khi bị kiểm tra, nhiều người xâm lấn rừng sẵn sàng dùng hung khí để chống đối, tấn công người thi hành nhiệm vụ.

“Trước đây, có nhiều người lấn chiếm rừng giáp ranh đã bị xử lý hình sự, phạt tù, tuy nhiên sau đó họ vẫn tiếp tục tái phạm và sẵn sàng chống đối khi lực lượng quản lý, bảo vệ rừng kiểm tra, ngăn chặn”, một cán bộ kiểm lâm huyện Vĩnh Thạnh cho hay.

“Người dân lấn chiếm rừng sử dụng nhiều diện tích đất để trồng đậu, dưa hấu và các loại hoa màu. Trong quá trình canh tác, họ dùng thuốc bảo vệ thực vật bơm cho cây trồng; một lượng lớn thuốc ngấm xuống đất, thẩm thấu vào mạch nước ngầm ở thượng nguồn, dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của người dân sống dưới hạ nguồn”, ông Trần Phước Phi, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Vĩnh Thạnh, lo lắng.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm