| Hotline: 0983.970.780

Giải quyết sớm các vướng mắc khi chuyển đổi công ty lâm nghiệp ở Bắc Giang

Thứ Năm 25/07/2019 , 19:51 (GMT+7)

Ngoài những thành công bước đầu, đại diện các công ty lâm nghiệp ở Bắc Giang cho biết, quá trình chuyển đổi vẫn còn nhiều vướng mắc.

Trong buổi làm việc với tỉnh Bắc Giang sáng 25/7 về kết quả chuyển đổi các công ty lâm nghiệp, Thứ trưởng NN&PTNT Hà Công Tuấn nói ngoài các vấn đề được chuẩn bị trong báo cáo, các đơn vị của tỉnh Bắc Giang cần nói rõ hơn về các vướng mắc, khó khăn đang mắc phải trong quá trình chuyển đổi.

Thứ trưởng Hà Công Tuấn làm việc tại Bắc Giang sáng 25/7. Ảnh: Tùng Đinh.

Đại diện các công ty lâm nghiệp trên địa bàn Bắc Giang cho rằng, do là mô hình mới, khi xây dựng phương án bước đầu gặp một số khó khăn do nhận thức của cán bộ, nhân viên, người lao động và người dân. Đặc biệt, tất cả đều hiểu theo nghĩa nhà nước sẽ bán doanh nghiệp cho tư nhân.

Một số bộ phận cán bộ công nhân lao động và người dân có hợp đồng liên doanh với công ty có tư tưởng sợ mất quyền lợi khi chuyển đổi mô hình, do vậy họ cản trở việc sắp xếp.

Ngoài ra người dân có diện tích đất lân cận cũng tranh thủ quá trình sắp xếp để lấn chiếm đất rừng do công ty quản lý.

Thực tế này dẫn đến tình trạng tranh chấp đất đai, người nhận khoán tự mua đi bán lại, đất canh tác diễn ra rất phức tạp. Tình trạng tranh chấp này dẫn đến khó khăn cho quá trình bàn giao đất từ các công ty về địa phương.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Hà Công Tuấn yêu cầu: "Các đơn vị cần tiếp tục giải quyết tốt mối quan hệ với các hộ nhận khoán. Đẩy mạnh tuyên truyền, làm rõ cho người dân hiểu việc chuyển đổi không phải là nhà nước bán đất mà là tổ chức lại để tăng hiệu quả sản xuất".

"Đối với các đối tượng tìm cách trục lợi, nếu vận động, tuyên truyền không có hiệu lực thì cần có biện pháp cứng rắn", ông Hà Công Tuấn chỉ đạo thêm.

Phó Trưởng Ban chỉ đạo dổi mới và phát triển doanh nghiệp Nguyễn Hồng Long phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Tùng Đinh.

Ngoài vướng mắc về đất đai, Công ty TNHH 2 thành viên là mô hình mới do ở Bắc Giang các doanh nghiệp có vốn nhà nước chủ yếu 2 loại hình là Công ty cổ phần và Công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ. Vì vậy, khi triển khai mô hình chuyển đổi này cũng gặp một số lúng túng.

Theo Phó Trưởng Ban chỉ đạo dổi mới và phát triển doanh nghiệp Nguyễn Hồng Long, các công ty lâm nghiệp nhà nước cần hiểu rõ về mô hình Công ty TNHH 2 thành viên.

"Bản chất của mô hình này là sự gắn kết giữa bên sản xuất nguyên liệu và bên chế biến. Trong khi mô hình công ty cổ phần người quyết định là người nắm nhiều % thì với mô hình công ty TNHH 2 thành viên, dù có 1% vốn vẫn có quyền quyết định, quan trọng là quá trình xây dựng điều lệ của công ty", ông Nguyễn Hồng Long cho biết.

Tổng kết buổi làm việc, Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho rằng, Bắc Giang đã bám sát các chỉ thị của Trung ương với sự chỉ đạo đồng bộ của các cấp trong quá trình chuyển đổi hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Nhân viên kỹ thuật Công ty lâm nghiệp Yên Thế kiểm tra kích thước bạch đàn.

"Sau chuyển đổi, các công ty bước đầu thu hút được vốn và kết hợp được vùng nguyên liệu với chuỗi cung ứng.  Bên cạnh đó, việc đo đạc, lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã làm rõ và cơ bản sắp xếp được các tranh chấp", Thứ trưởng điểm qua một số thành quả của các công ty lâm nghiệp ở Bắc Giang.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, vẫn còn một số vướng mắc cần xử lý trong quá trình chuyển đổi để giải quyết hoàn toàn 2 công ty còn lại là Lục Nam và Mai Sơn.

Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.