| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 24/03/2020 , 08:36 (GMT+7)
Lê Thiếu Nhơn

Lê Thiếu Nhơn

Nhà thơ 08:36 - 24/03/2020

Giám sát giá cả thực phẩm chế biến trong mùa dịch

Lãi suất ngân hàng đã giảm, giá xăng dầu cũng đã giảm, sao giá thực phẩm chế biến vẫn giữ nguyên?

Hai động tác tích cực góp phần ổn định thị trường mùa dịch đã được triển khai, thứ nhất là hạ lãi suất ngân hàng, thứ hai là hạ giá xăng dầu. Từ hai yếu tố quan trọng ấy, nhiều người đang mong ngóng diễn biến hiệu quả nhất sẽ tác động đến đời sống xã hội, đó là ổn định giá cả các mặt hàng thiết yếu.  

Giữa đại dịch toàn cầu, thì lương thực trở thành sự ưu tiên quan tâm của từng cá nhân và từng gia đình. Khi lãi xuất ngân hàng giảm xuống, thì vốn vay phục vụ sản xuất cũng giảm xuống.

Khi giá xăng dầu giảm xuống, thì chi phí vận chuyển nói riêng và chi phí logistics nói chung, cũng giảm xuống. Như vậy, nếu giá thực phẩm chế biến không giảm xuống theo, nghĩa là một nghịch lý đang tồn tại.

Chính phủ và Bộ NN&PTNT đang quyết liệt chỉ đạo để giá thịt lợn rẻ hơn nữa, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cộng đồng. Bài toán về thịt lợn, cũng là bài toán cần đặt ra đối với các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chế biến.

Bởi lẽ, các sản phẩm từ mì gói, dầu ăn, tương ớt, nước mắm, xúc xích… cho đến đồ hộp, đều đang bán rất chạy. Công suất lớn, tiêu thụ mạnh thì giá thành không thể chậm chân tại chỗ, nếu những doanh nghiệp trong lĩnh vực này vẫn có thiện chí chung tay cùng cả nước đẩy lùi Covid-19.

Hiện nay, thị trường thực phẩm chế biến nằm trong tầm kiểm soát của một số tập đoàn nghìn tỷ. Tâm lý người dân đang nao núng tích trữ lương thực, thì lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được không hề nhỏ. Một kịch bản trớ trêu phải được mường tượng đầy đủ: Nếu thực phẩm chế biến không hạ giá, thì nay mai những nhà sản xuất sẽ có cớ tăng giá vì cán cân cung - cầu chênh lệch, hoặc nguồn nguyên liệu khan hiếm.

Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Ngành công thương cam kết đảm bảo không xảy ra tình trạng túng thiếu các nhu yếu phẩm suốt thời gian tới, cũng là một ý chí đáng trân trọng.

Tuy nhiên, thu nhập của đại bộ phận người dân đều sụt giảm vì virus corona, mà giá thực phẩm chế biến vẫn giữ nguyên sẽ là một trở ngại để duy trì bữa cơm thường ngày cũng như chất lượng cuộc sống giữa đại dịch toàn cầu.

Ngành hàng không, ngành du lịch hoặc ngành địa ốc… đồng loạt kêu cứu có thể thông cảm, nhưng ngành thực phẩm chế biến không thể dựa vào Covid-19 mà than thở bất kỳ điều gì. Xưa nay, dù hoản cảnh nào cũng có những chuyện cười khóc khác nhau.

Trước mối đe dọa của Covid-19, con người có thể nhịn mặc nhưng không thể nhịn ăn. Thực phẩm chế biến đang là lựa chọn số một của người Việt khi phải chi tiêu khoản tiền mà họ dành dụm để cùng nhau vượt qua hiểm họa Covid-19. Những đại gia đang các điều hành tập đoàn thực phẩm chế biến không thể vì mơ ước được vinh danh tỷ phú USD mà thờ ơ với âu lo từ phía hàng triệu đồng bào.

Ngăn chặn đại dịch toàn cầu, Chính phủ đã giám sát các doanh nghiệp sản xuất vật tư y tế tương đối kỹ lương, và bước tiếp theo là giám sát các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chế biến.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm